Cơ cấu ngạch công chức là gì? Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức

bởi Hương Giang
Cơ cấu ngạch công chức là gì

Lực lượng công chức đóng vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tùy vào từng đơn vị khác nhau mà cơ cấu ngạch công chức cũng được quy định khác nhau. Việc làm này nhằm phân định rõ ràng các ngạch tương ứng với vị trí, mức độ của công việc được giao. Vậy cụ thể, khái niệm cơ cấu ngạch công chức là gì? Căn cứ vào đâu để xác định cơ cấu ngạch công chức? Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức được thực hiện như thế nào? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.

Cơ cấu ngạch công chức là gì?

Cơ cấu ngạch công chức là khái niệm khá xa lạ nhưng đối với các cán bộ công chức hiện nay có lẽ đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu các quy định liên quan đến cơ cấu ngạch công chức thì chúng ta cần phải làm rõ khái niệm này dưới góc độ pháp lý. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, khái niệm cơ cấu ngạch công chức được hiểu như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây nhé:

Căn cứ Điều 6 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về cơ cấu ngạch công chức như sau:

Cơ cấu ngạch công chức

  1. Cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức là tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch phù hợp với vị trí việc làm và mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm.
  2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể việc xác định cơ cấu ngạch công chức.

Theo đó, cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức là tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch phù hợp với vị trí việc làm và mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm.

Căn cứ vào đâu để xác định cơ cấu ngạch công chức?

Sắp tới, cơ quan của anh H sẽ cơ cấu lại ngạch công chức nhằm tổ chức phân công công việc phù hợp hơn với năng lực của từng người. Do mới vào làm nên anh H còn chưa nắm rõ các vấn đề liên quan đến cơ cấu ngạch công chức. Anh H thắc mắc không biết liệu cơ quan sẽ căn cứ vào đâu để xác định cơ cấu ngạch công chức. Sau đây, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Căn cứ Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BNV quy định về căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức như sau:

Cơ cấu ngạch công chức là gì
Cơ cấu ngạch công chức là gì

Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức

  1. Việc xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành, địa phương được căn cứ vào:
    a) Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung do Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
    b) Mức độ phức tạp của công việc và số lượng biên chế công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    c) Tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức chuyên ngành tương ứng với vị trí việc làm.
  2. Khi xác định cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính thì không tính công chức đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý.

Theo đó, việc xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành, địa phương được căn cứ vào:

– Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung do Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn theo quy định.

– Mức độ phức tạp của công việc và số lượng biên chế công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức chuyên ngành tương ứng với vị trí việc làm.

Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức

Chị B là cán bộ công chức làm việc cho cơ quan tòa án tại địa phương K. Gần đây, cơ quan của chị thông báo về việc sắp tổ chức thi nâng ngạch công chức nên chị B muốn tham gia. Tuy nhiên, chị B băn khoăn không biết liệu trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức được thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Căn cứ Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BNV quy định về trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức như sau:

Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức

  1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư này và căn cứ danh mục vị trí việc làm và số lượng biên chế công chức bố trí theo từng vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức mình để xác định tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch công chức theo từng chuyên ngành tại cơ quan, tổ chức, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phê duyệt cơ cấu ngạch công chức phù hợp với mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức.
  3. Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tham mưu, giúp người đứng đầu thực hiện việc xác định số lượng ngạch công chức và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Theo đó, việc xác định cơ cấu ngạch công chức được thực hiện theo trình tự sau đây:

– Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức và căn cứ danh mục vị trí việc làm và số lượng biên chế công chức bố trí theo từng vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức mình để xác định tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch công chức theo từng chuyên ngành tại cơ quan, tổ chức, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phê duyệt cơ cấu ngạch công chức phù hợp với mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức.

– Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tham mưu, giúp người đứng đầu thực hiện việc xác định số lượng ngạch công chức và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cơ cấu ngạch công chức là gì
Cơ cấu ngạch công chức là gì

Điều kiện cần phải đáp ứng để nâng ngạch công chức

Anh A là công chức tại cơ quan nhà nước hơn 5 năm. Gần đây, anh A quan tâm đến việc nâng ngạch công chức nhưng vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật hiện hành. Anh A băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Điều kiện cần phải đáp ứng để nâng ngạch công chức được quy định thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Hiện nay, để được thi nâng ngạch, công chức phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 45 Luật năm 2008 gồm:

  • Cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhu cầu về công chức đảm nhận vị trí việc làm tương ứng ngạch dự thi;
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngạch dự thi.

Theo đó, khoản 3 Điều 29 Nghị định 24 năm 2010 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 161 năm 2018 hướng dẫn Luật 2008 có quy định cụ thể hơn về điều kiện để công chức được nâng ngạch gồm:

  • Được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi;
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật;
  • Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch hiện giữ;
  • Đáp ứng về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
  • Có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch đăng ký dự thi tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký.

Như vậy, về cơ bản theo quy định hiện hành, công chức phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, tư cách, đạo đức… và cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhu cầu thì được đăng ký dự thi nâng ngạch.

Ngược lại, vì Luật sửa đổi bổ sung thêm hình thức xét nâng ngạch nên để thống nhất thì trong Luật sửa đổi cũng bổ sung thêm điều kiện để được xét nâng ngạch. Ngoại trừ điều kiện về thời gian công tác, thì từ 01/7/2020, công chức được xét nâng ngạch trong 02 trường hợp sau đây:

  • Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
  • Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu vị trí việc làm.

Hiện nay, Chính phủ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức hướng dẫn cụ thể Luật sửa đổi năm 2019. Trong đó, dự thảo nêu cụ thể các “thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ” gồm:

  • Được khen thưởng từ Huân chương Lao động Hạng Ba trở lên hoặc danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc (Áp dụng khi xét nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính);
  • Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên (áp dụng với ngạch nhân viên lên cán sự; từ ngạch cán sự lên chuyên viên).

Như vậy, để thống nhất các quy định về nâng ngạch công chức, sắp tới đây sẽ có hàng loạt văn bản được thay thế, sửa đổi. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật một cách hệ thống.

Khuyến nghị: Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về Thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang. 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Cơ cấu ngạch công chức là gì?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hình thức nâng ngạch công chức là gì?

Điều 44 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) quy định về nâng ngạch công chức như sau:
– Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
– Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
– Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
– Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.
Căn cứ quy định trên, việc nâng ngạch công chức được thực hiện thông qua hình thức thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

Tiêu chuẩn, điều kiện xét nâng ngạch công chức như thế nào?

Tại khoản 1, 2 Điều 31 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức quy định tại (1), (2), (3) mục 2. nêu trên thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau:
– Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
Yêu cầu về thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ nêu trên bao gồm các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức như sau:
+ Đối với nâng ngạch từ ngạch nhân viên hoặc tương đương lên ngạch cán sự hoặc tương đương; từ ngạch cán sự hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên hoặc tương đương: 
Được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 02 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở;
+ Đối với nâng ngạch từ ngạch chuyên viên hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: 
Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
+ Đối với nâng ngạch từ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: 
Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
– Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm