Sổ hộ khẩu có liên quan đến sổ đỏ không?

bởi NguyenThiLanAnh
Sổ hộ khẩu có liên quan đến sổ đỏ không?

Sổ hộ khẩu và sổ đỏ là hai loại giấy tờ quan trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên có không ít người thắc mắc về mối quan hệ giữa hai loại giấy tờ này. Cụ thể, sổ hộ khẩu có liên quan đến sổ đỏ không? Có tên trong sổ hộ khẩu có phải là thành viên hộ gia đình sử dụng đất không? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp những vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Sổ hộ khẩu có liên quan đến sổ đỏ không?

Sổ đỏ là tên thường gọi của chứng thư pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất nhằm khẳng định sự công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp của họ đối với diện tích đất, tài sản trên đất.

Sổ hộ khẩu là giấy tờ xác minh việc đăng ký thường trú của công dân theo quy định của pháp luật về cư trú. 

Căn cứ quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trên trang bìa của giấy chứng nhận sẽ ghi thông tin của người được cấp sổ đỏ, giấy tờ chứng minh nhân thân và địa chỉ nơi cư trú theo sổ hộ khẩu.

Trong trường hợp người nhận chuyển quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất được đăng ký biến động và xác nhận tại phần IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận thì thông tin về tên, giấy tờ tùy thân và nơi đăng ký thường trú vẫn là các thông tin buộc phải có. 

Vậy nên, sổ hộ khẩu là tài liệu xác nhận nơi đăng ký thường trú của người được cấp giấy chứng nhận và là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi thông tin nơi cư trú của họ trên sổ đỏ.

Sổ đỏ và sổ hộ khẩu là hai loại giấy tờ mang ý nghĩa khác biệt được Nhà nước cấp cho người dân. Hiện nay, sổ hộ khẩu không được cấp mới mà người đăng ký cư trú được cấp văn bản xác nhận nơi cư trú và được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Có tên trong sổ hộ khẩu có phải là thành viên hộ gia đình sử dụng đất không?

Theo Luật đất đai 2013 thì Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Vậy, những người trong một hộ gia đình có quyền sử dụng đất phải đáp ứng 3 điều kiện:

Thứ nhất, về mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng

Thứ hai, đang sống chung với nhau

Thứ ba, có quyền sử dụng đất tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Nếu so với các thành viên trong sổ hộ khẩu thì chỉ mới đáp ứng được điều kiện sống chung, những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu vẫn có thể không thuộc mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và cũng có thể không có quyền sử dụng đất.

Vậy, có tên trong sổ hộ khầu thì chưa chắc là thành viên hộ gia đình sử dụng đất mà còn phải đáp ứng 2 điều kiện về mối quan hệ và quyền sử dụng đất.

Quyền của người có tên trong hộ khẩu khi mua bán nhà đất là gì?

Sổ hộ khẩu có liên quan đến sổ đỏ không?
Sổ hộ khẩu có liên quan đến sổ đỏ không?
Các trường hợpQuyền định đoạt khi mua bán, thế chấp quyền sử dụng đấtCăn cứ pháp lý
Đất cấp cho hộ gia đình sử dụng đất, đặc điểm như sau:
– Đất cấp cho hộ gia đình nên tại trang 1 của sổ sẽ ghi cấp cho hộ ông hoặc hộ bà;
– Các thành viên được công nhận quyền là các thành viên có tên trên sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp sổ đỏ;
– Các thành viên này cùng được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất;
Toàn bộ những người có tên trên sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp sổ đỏ là những người có quyền định đoạt mua bán, chuyển nhượng, thế chấp,… đối với nhà đấtĐiều 212, Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015
Đất không cấp cho hộ gia đìnhLúc này, người có quyền định đoạt mua bán, tặng cho, thế chấp… tài sản nhà đất là người có tên trên sổ đỏ (người được ghi tên tại trang 1 của sổ đỏ hoặc ghi tại trang 4 phần IV của sổ đỏ)Điều 188 Luật Đất đai 2013

Chủ hộ khẩu có những quyền gì?

Theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020, một người cùng ở tại chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể nhập hộ khẩu cùng hộ gia đình đó. Tuy nhiên, phải có sự đồng ý của chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó.Ngoài trường hợp nêu trên, người dân có chỗ ở hợp pháp khi thuê, mượn, ở nhờ cũng có thể được nhập khẩu cùng hộ gia đình đó nếu được chủ hộ đồng ý.

Đối với việc tách hộ, một thành viên đã được nhập hộ khẩu nhưng có nhu cầu muốn tách hộ thì cũng phải được sự đồng ý của chủ hộ trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó (Điều 25).

Trong cả hai trường hợp nêu trên, sự đồng ý của chủ hộ phải được thể hiện bằng văn bản và đây được coi là một loại giấy tờ bắt buộc phải xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi làm thủ tục nhập/tách hộ khẩu.

Ngoài ra, chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiên quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật này; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Sổ hộ khẩu có liên quan đến sổ đỏ không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề giá thu hồi đất…. vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Ai được quyền đứng tên chủ hộ khẩu?

Theo Luật Cư trú 2020, chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định.
Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ.

Không có hộ khẩu có được đứng tên sổ đỏ?

Hiện nay pháp luật không quy định không có hộ khẩu không được đứng tên sổ đỏ. Nếu bạn không thuộc trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì có thể đứng tên sổ đỏ.

Thời gian cấp sổ đỏ mất bao lâu?

Theo khoản 40, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian cấp sổ đỏ được quy định như sau:
Thời gian giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng sa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian giải quyết không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm