Tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh?

bởi Đinh Tùng
Tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh?

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Nguyễn Quân, hiện nay tôi và vợ đang có dự định mở một cơ sở sản xuất muối biển quy mô nhỏ, chỉ trong khoảng gia đình cùng làm mà thôi. Tuy nhiên trước khi mở tôi muốn thực hiện các thủ tục liên quan tới đăng ký hộ kinh doanh nhằm đảm bảo khi mở như vậy đúng theo quy định pháp luật hiện hành. Nhưng do hiểu biết pháp luật có phần hạn chế nên tôi đang không rõ việc đăng ký như vậy sẽ giúp ích gì và nếu không đăng ký thì có sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc về tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này . Xin mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi:

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Theo quy định hộ kinh doanh là gì?

Trước tiên khi muốn biết được tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh thì chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của hộ kinh doanh là gì, hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.

Tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh?

Việc đăng ký hộ kinh doanh sẽ có nhiều mục đích và lợi ích khác nhau, không chỉ cho cá nhân mỗi chủ thể kinh doanh mà còn giúp cho phía các cấp chính quyền như sau:

Đăng ký kinh doanh là phương thức để bảo vệ quyền của các chủ thể kinh doanh và họ có nghĩa vụ thực hiện để được bảo hộ các quyền đó.

Đăng ký kinh doanh được tồn tại dưới hình thức là các thủ tục hành chính mà trong đó, Nhà nước là chủ thể đặt ra các quy định này để đảm bảo định hướng hoạt động, quản lý Nhà nước, xã hội của mình. Khi đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh được nhà nước bảo hộ các quyền lợi hợp pháp về tìm kiếm, thu lại lợi nhuận từ công cụ mà mình kinh doanh, được tự do kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm, được mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều đối tượng cũng như các quyền mà Nhà nước ưu đãi cho các chủ thể này bởi những đóng góp của họ cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, họ phải thực hiện nghĩa vụ thì quyền mới được bảo đảm, và song hành cùng với nhau, không thể tách rời, có mối quan hệ qua lại và đồng thời, họ chỉ được kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Đăng ký kinh doanh là cách để Nhà nước quản lý tốt nền kinh tế và đảm bảo các vấn đề xã hội.

Khi quy định các quy phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh, Nhà nước thông qua số lượng người đăng ký thành lập, thay đổi thông tin sẽ biết được trung bình một năm, có bao nhiêu doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã ra đời, bao nhiêu trong số đó hoạt động hiệu quả, quản lý được số thuế nộp vào Ngân sách nhà nước là bao nhiêu, đồng thời tạo ra khả năng thông qua đó đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước.

Ngoài ra, đăng ký kinh doanh liên quan đến quyền lợi của công dân, do vậy, khi được xây dựng và vận dụng tốt sẽ làm giảm sự phiền hà, bồi đắp mối quan hệ giữa nhà nước và công dân trở nên tốt đẹp hơn, giải quyết việc làm, an sinh xã hội cũng những tồn đọng khác xoay quanh các vấn đề kinh tế.

Đăng ký kinh doanh có thể giúp tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn.

Thị trường là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh. Một cá nhân, tổ chức hoạt động hiệu quả là lúc mà họ tìm kiếm được thị trường và lấy được lòng tin thì thị trường đó. Đăng ký kinh doanh sẽ dẫn tới sự ra đời hợp pháp, có căn cứ để xem xét thông tin về cá nhân, tổ chức kinh doanh được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cũng như các vấn đề khác để người tiêu dùng chọn lựa, các đối tác kinh doanh tìm đến. Một phần nào đó cũng sẽ nâng cao trách nhiệm tăng thực lực của các cá nhân, tổ chức hoạt động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế, luôn phải có những bước đi phù hợp cho các hoạt động kinh doanh của mình.

Tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh?
Tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh?

Quy trình tạo mã số hộ kinh doanh như thế nào?

Bất kì hộ kinh doanh nào cũng sẽ có cho mình một mã số nhằm giúp cho việc thực hiện các thủ tục có liên quan tới hộ kinh doanh thuận tiện hơn. Và nếu hộ kinh doanh chưa có thì có thể tạo mã số hộ kinh doanh theo quy trình sau (Căn cứ khoản 2 Điều 5b Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, được bổ sung bởi Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT):

– Khi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh truyền thông tin đăng ký thành lập hộ kinh doanh sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế;

– Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế nhận thông tin đăng ký thành lập hộ kinh doanh từ hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh truyền sang và tự động kiểm tra sự phù hợp của thông tin theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế.

Trường hợp thông tin phù hợp theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động tạo mã số hộ kinh doanh và thực hiện phân cấp cơ quan thuế quản lý đối với hộ kinh doanh; đồng thời truyền các thông tin này sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Trường hợp thông tin không phù hợp theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động phản hồi về việc thông tin không phù hợp và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh;

– Trên cơ sở thông tin do Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế cung cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và Thông báo về cơ quan thuế quản lý trực tiếp cho người thành lập hộ kinh doanh; trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tại sao phải đăng ký hộ kinh doanh?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ soạn thảo mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Theo quy định chủ hộ kinh doanh là ai?

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:
– Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;
– Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Ai được thành lập hộ kinh doanh?

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý:
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
(Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là ở đâu?

– Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
(Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm