Tạm hoãn hợp đồng có được trả lương không?

bởi Anh
Tạm hoãn hợp đồng có được trả lương không

Tạm hoãn hợp đồng là một khái niệm nằm trong Bộ luật lao động năm 2019. Tạm hoãn hợp đồng trở nên phổ biến kể từ dịch covid 19 khi kinh tế toàn cầu bị đóng băng nhiều người do sức khoẻ và các vấn đề về kinh tế đã lựa chọn tạm hoãn hợp đồng lao động. Đây cũng là cách thức giúp doanh nghiệp và người lao động tìm ra được những giải pháp trước mắt và có thể tiếp tục sự hợp tác lâu dài. Điều này đặt ra một câu hỏi liệu rằng tạm hoãn hợp đồng có được trả lương không? Mời bạn đón đọc bài viết “Tạm hoãn hợp đồng có được trả lương không?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết.

Căn cứ pháp lý

Quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng

Khi thuộc một trong các trường hợp đã nêu ở trên thì doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đang giao kết. Trong những trường hợp khác, người lao động và doanh nghiệp có thể thỏa thuận với nhau về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng. Tuỳ vào từng trường hợp mà sẽ áp dụng quy định cho phù hợp không bắt buộc phải áp dụng theo quy định pháp luật. Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019, các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;

đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Tuy nhiên, khác với quy định khi người lao động nghỉ không hưởng lương, doanh nghiệp khi xây dựng nội quy lao động không bắt buộc phải quy định về vấn đề này trong nội quy. Doanh nghiệp và người lao động chỉ cần thỏa thuận và căn cứ theo quy  định tại Khoản 2 Điều 30 của Bộ Luật lao động 2020 để thực hiện tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Mặc dù vậy, khi thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nên được lập thành văn bản và lưu kèm với hợp đồng lao động đã giao kết trước đó.

Thời hạn còn lại của hợp đồng sau khi nghỉ đối với hai trường hợp?

Khi người lao động giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với doanh nghiệp, nếu người lao động nghỉ không hưởng lương thì thời gian mà người lao động nghỉ không hưởng lương vẫn tính vào thời gian người lao động thực hiện hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì thời gian mà người lao động nghỉ khi tạm hoãn không tính vào thời gian người lao động thực hiện hợp đồng lao động.

Ví dụ: 01/01/2021 Anh A ký một hợp đồng lao động xác định thời hạn 02 năm với Doanh nghiệp B. Đến ngày 01/03/2021, vì có việc riêng nên anh A muốn xin nghỉ một thời gian đến hết tháng 06/2021. Vậy thì:

Trong trường hợp anh A thỏa thuận với doanh nghiệp B nghỉ không hưởng lương, thì đến khi hết thời gian nghỉ không hưởng lương, hợp đồng lao động xác định có thời hạn của anh A đương nhiên hết hạn. Lúc này, hai bên có thể thỏa thuận giao kết một hợp đồng lao động mới hoặc là chấm dứt hợp đồng theo quy định.

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Giao kết hợp đồng lao động; Chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động hết hạn.

Trong trường hợp anh A thỏa thuận với doanh nghiệp B tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì đến khi hết thời gian tạm hoãn, anh A quay trở lại làm việc. Thì thời hạn thực hiện hợp đồng lao động của anh A là đến hết tháng 04/2023.

Tạm hoãn hợp đồng có được trả lương không
Tạm hoãn hợp đồng có được trả lương không

Trách nhiệm bảo hiểm đối với tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?

Quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH: Trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, nếu người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Ngược lại, nếu tổng thời gian làm việc không hưởng lương của người lao động dưới 14 ngày  thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ.

Ví dụ: Công ty A làm việc từ thứ hai đến thứ bảy, được nghỉ chủ nhật hàng tuần. Chị S là nhân viên của công ty, vì có việc gia đình nên trong tháng 4/2021 chị S xin công ty được nghỉ từ ngày 15/03/2021 đến ngày 07/04/2021. Xét ngày nghỉ không lương của chị S trong khoảng thời gian nói trên để tính đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Tháng 03/2021 chị S nghỉ việc không hưởng lương  15 ngày làm việc, nên trong tháng 03/2021 chị S không được đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

– Tháng 04/2021 chị S nghỉ việc không hưởng lương 06 ngày làm việc, nên trong tháng 04/2020 công ty A vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho chị S

Đối với tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

Về nguyên tắc, doanh nghiệp không phải trả lương cho người lao động trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, vì vậy doanh nghiệp cũng không phải chi trả bảo hiểm cho người lao động trong thời gian này.

Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng vẫn phải đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.

Tạm hoãn hợp đồng có được trả lương không?

Vậy khi tạm hoãn hợp đồng lao động người lao động có được nhận lương không? Người lao động trong trường hợp đó có quyền và nghĩa vụ gì? Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật lao động 2019trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Theo Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ các bên như sau

“Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”.

  • Đối với người lao động:
    – Phải có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn theo thỏa thuận;

– Trường hợp không thể có mặt tại nơi làm việc đúng thời hạn thì phải thỏa thuận với NSDLĐ về thời điểm có mặt.

  • Đối với người sử dụng lao động:
    – Phải nhận người lao động trở lại làm việc;

– Bố trí công việc theo hợp đồng đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn;

Một số lưu ý:

– Nếu hai bên có thỏa thuận về công việc mới cần sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

– Nếu không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (trừ trường hợp NSDLĐ và NLĐ có thỏa thuận khác) NSDLĐ sẽ bị phạt hành chính với mức tiền từ 03 – 07 triệu đồng theo Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Đối với tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Tạm hoãn hợp đồng có được trả lương không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về tách thửa đất ở, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Tiền lương khi tạm hoãn hợp đồng lao động quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật lao động 2019trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Đóng bảo hiểm khi tạm hoãn hợp đồng lao động như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”
Như vậy, doanh nghiệp không phải trả lương cho người lao động trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, vì vậy doanh nghiệp cũng không phải chi trả bảo hiểm cho người lao động trong thời gian này.
Tuy nhiên, khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định trường hợp người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động như sau:
– Được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp;
– Phải đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật;
– Sau thời gian tạm giam, tạm giữ nếu người lao động được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì doanh nghiệp phải:
+ Đóng bù bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc;
+ Bị truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng;
Song, trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.
Lưu ý: Để không phải đóng bảo hiểm cho người lao động trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện các thủ tục sau:
– Đăng ký điều chỉnh giảm lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn khi bắt đầu tạm hoãn hợp đồng lao động;
– Đăng ký điều chỉnh tăng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn khi nhận người lao động làm việc trở lại.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động sau khi tạm hoãn hợp đồng lao động?

– Phải nhận người lao động trở lại làm việc;
– Bố trí công việc theo hợp đồng đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn;
Một số lưu ý:
– Nếu hai bên có thỏa thuận về công việc mới cần sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
– Nếu không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (trừ trường hợp NSDLĐ và NLĐ có thỏa thuận khác) NSDLĐ sẽ bị phạt hành chính với mức tiền từ 03 – 07 triệu đồng theo Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Đối với tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm