Theo quy định pháp luật sổ đỏ đồng sở hữu là gì?

bởi Thanh Loan
Theo quy định pháp luật sổ đỏ đồng sở hữu là gì?

Đất đồng sở hữu dùng để chỉ đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất. Vậy sổ đỏ đồng sở hữu là gì? Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu? Thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu gồm những bước nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu về sổ đỏ đồng sở hữu qua nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Sổ đỏ là gì?

Pháp luật hiện hành về đất đai tại Việt Nam cụ thể trong Luật đất đai không có quy định cụ thể về sổ đỏ mà trên thực tế thì sổ đỏ là từ mà người dân hay gọi thay cho giấy chứng nhận theo màu sắc như sổ đỏ, sổ hồng,…

Chúng ta có thể thấy, tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).

Quy định về thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu

Vậy đồng sở hữu quyền sử dụng đất mọi người hay nhắc đến là gì? thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu là gì?

Trong thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu hiểu đơn giản, việc đồng sở hữu quyền sử dụng đất là việc hai hay nhiều người cùng làm chủ một thửa đất. Những người cùng làm chủ thửa đất ở đây có thể là:

– Vợ – Chồng;

– Bố mẹ cùng con cái;

– Anh em trong gia đình;

– Anh chị em họ hàng thân thiết;

– Người quen biết không chung huyết thống.

Vậy việc chuyển tên trên sổ đỏ từ một người sang hai hoặc nhiều người được gọi là thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu. Việc đồng sở hữu được quy định rõ tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai quy định về nguyên tắc cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, người sử dụng như sau:

“ Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”

Theo đó, những người đồng sở hữu sẽ được cấp mỗi người một sổ, trừ trường hợp yêu cầu trao Giấy chứng nhận cho người đại diện. Trên Giấy chứng nhận bắt buộc ghi thông tin họ tên của những người đồng sở hữu.

Theo quy định pháp luật sổ đỏ đồng sở hữu là gì?
Theo quy định pháp luật sổ đỏ đồng sở hữu là gì?

Thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu năm 2022

Thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu hiện nay như thế nào? Để thực hiện thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu, các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Làm hợp đồng chuyển nhượng

Hợp đồng chuyển nhượng là do bên bán và bên mua tự thỏa thuận với nhau. Sau khi đạt được thỏa thuận chung, cả hai bên tới văn phòng công chứng, tại địa phương có đất cần giao dịch, để tiến hành công chứng.

Các giấy tờ cần thiết để công chứng gồm:

  • Với bên mua, tức bên nhận chuyển nhượng cần CMND, Sổ hộ khẩu (của tất cả những người đồng sở hữu);
  • Với bên bán, tức bên chuyển nhượng cần:
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • CMND, Sổ hộ khẩu;
  • Giấy đăng ký kết hôn (nếu có);
  • Giấy xác minh tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).

Bước 2: Làm thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu

Làm thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất cần giao dịch

Hồ sơ gồm có:

  • 2 Hợp đồng chuyển nhượng (bên thuế + bên nhà đất);
  • 2 tờ khai lệ phí trước bạ;
  • 2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
  • 1 Đơn xin đăng ký biến động đất đai;
  • 2 giấy ủy quyền (nếu bạn ủy quyền cho người khác làm thủ tục sang tên);
  • 2 Sơ đồ vị trí nhà đất.

Bước 3: Chờ kết quả

Với thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu, thời gian cần chờ là 15 ngày làm việc. Thời gian này không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu

Khi thực hiện thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu, cần lưu ý một số điều sau đây:

– Khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.”

Theo đó trong thủ tục làm sổ đỏ đồng sở hữu, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của tất cả người chung quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp xảy ra tình trạng chỉ một hoặc một số thành viên muốn chuyển nhượng, tặng cho. Dự liệu được trường hợp này, điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định rõ phương án giải quyết.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

Khi các thành viên khác không đồng ý chuyển nhượng toàn bộ thửa đất thì người có nhu cầu chuyển nhượng phải đề nghị tách thửa (tách phần đất của mình tương ứng với phần quyền sử dụng đất của mình), sau đó chuyển nhượng riêng phần quyền sử dụng đất được tách với điều kiện thửa đất đủ điều kiện tách thửa theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Khi các đối tác khác không đồng ý chuyển nhượng toàn bộ khu đất thì người có nhu cầu chuyển nhượng phải đề nghị tách thửa (tách phần đất của mình tương ứng với phần quyền sử dụng của mình), sau đó được chia một phần riêng với điều kiện thửa đất đủ điều kiện được tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Theo quy định pháp luật sổ đỏ đồng sở hữu là gì?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh;giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cấp phép bay flycam, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tra số mã số thuế cá nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Sang tên Sổ đỏ đất đồng sở hữu như thế nào?

Khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.”
Vì vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của tất cả người chung quyền sử dụng đất.

Quyền sử dụng đất đối với đất đồng sở hữu thế nào?

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Sổ đỏ cho đất đồng sở hữu như sau:
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. 
Trong Sổ đỏ cấp cho đất đồng sở hữu phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất và cấp cho mỗi người 01 Sổ đỏ. Hoặc khi có nhu cầu, các chủ sở hữu cũng có quyền yêu cầu cấp chung một Sổ đỏ và trao cho người đại diện.

Có được bán đất khi người đồng sở hữu không đông ý?

Như đã trình bày ở trên, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu phải có sự đồng ý của những người có chung quyền sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế khi chuyển nhượng đất đồng sở hữu chỉ có một hoặc một số thành viên đồng ý chuyển nhượng.
Để chuyển nhượng đất trong trường hợp này, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013:
“Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.”
Theo quy định này và áp dụng trong trường hợp của bạn, nếu bạn của bạn không đồng ý chuyển nhượng toàn bộ phần diện tích đất thì bạn có thể yêu cầu tách thửa phần diện tích đất của mình đã ghi trong Sổ đỏ để tách thành thửa riêng không cùng chung sở hữu, sau đó thực hiện chuyển nhượng riêng phần diện tích đất đã tách này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm