Thông tư hướng dẫn trích lập quỹ đầu tư phát triển năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Thông tư hướng dẫn trích lập quỹ đầu tư phát triển hiện hành năm 2023

Thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 86/2021/TT-BTC ngày 6/10/2021 hướng dẫn Nghị định số 147/2020 về việc tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương. Theo quy định của thông tư các khoản thu của Quỹ đầu tư phát triển tại địa phương khi xác định cần phải phù hợp với chuẩn mực kế toán và tuân thủ theo các quy định pháp luật có liên quan, có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán chi tiết, đầy đủ vào trong doanh thu. Chi tiết Thông tư hướng dẫn trích lập quỹ đầu tư phát triển hiện hành quy định những nội dung gì? Bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 147/2020/NĐ-CP

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:86/2021/TT-BTCLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Tài chínhNgười ký:Nguyễn Đức Chi
Ngày ban hành:06/10/2021Ngày hiệu lực:20/11/2021
Ngày công báo:29/10/2021Số công báo:Từ số 921 đến số 922
Tình trạng:Còn hiệu lực

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Thông tư

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 147/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 147/2020/NĐ-CP) về cơ chế quản lý tài chính, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, đánh giá xếp loại người quản lý và chế độ báo cáo, công bố thông tin của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; việc thực hiện chức năng Quỹ đầu tư phát triển địa phương của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập (sau đây gọi tắt là Quỹ).

2. Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là HFIC).

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan,

Quy định về việc điều chỉnh vốn điều lệ về quỹ đầu tư phát triển tại địa phương

Điều 3. Điều chỉnh vốn điều lệ

1. Thẩm quyền quyết định việc thay đổi mức vốn điều lệ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP.

2. Phương thức xác định mức vốn điều lệ điều chỉnh của Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong đó, việc xác định mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ được thực hiện như sau:

a) Đối với mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ để thực hiện dự án đầu tư hình thành tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ và mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ theo giá trị tài sản tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến, tiếp nhận tiền theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước, giá trị chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản, Quỹ thực hiện theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

b) Đối với mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ theo chiến lược, kế hoạch hoạt động 05 năm, căn cứ vào chiến lược, kế hoạch hoạt động 05 năm của Quỹ đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ tối đa bằng mức chênh lệch dự kiến tăng quy mô cho vay, đầu tư của Quỹ.

Thông tư hướng dẫn trích lập quỹ đầu tư phát triển
Thông tư hướng dẫn trích lập quỹ đầu tư phát triển

3. Quỹ đầu tư phát triển địa phương tăng vốn điều lệ để đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP không áp dụng phương thức xác định mức vốn điều lệ điều chỉnh quy định tại khoản 2 Điều này, Quỹ xây dựng phương án bổ sung đủ vốn điều lệ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua để đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định.

4. Quỹ đầu tư phát triển địa phương xác định mức vốn điều lệ điều chỉnh, đề xuất nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức vốn điều lệ điều chỉnh của Quỹ theo thẩm quyền.

Xây dựng các quy chế quản lý vốn, tài sản và hoạt động của quỹ đầu tư phát triển tại địa phương như thế nào?

Điều 4. Xây dựng các quy chế quản lý vốn, tài sản và hoạt động

1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương có trách nhiệm xây dựng và trình Hội đồng quản lý Quỹ ban hành Quy chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm và quản lý tài sản cố định; Quy chế huy động vốn; Quy chế cho vay; Quy chế quản lý các khoản đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; Quy chế quản lý các khoản đầu tư theo hình thức hợp đồng, thực hiện dự án đầu tư; Quy chế quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác và các quy chế khác theo yêu cầu quản lý của Hội đồng quản lý Quỹ.

2. Quy chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm và quản lý tài sản cố định của Quỹ đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định áp dụng quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;

b) Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng, trích khấu hao, cho thuê, thế chấp, cầm cố, thanh lý, nhượng bán, kiểm kê tài sản cố định của Quỹ áp dụng theo quy định của pháp luật, về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

3. Quy chế huy động vốn gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Mục đích huy động vốn;

b) Các nguồn vốn và hình thức huy động;

c) Các bước xây dựng phương án huy động vốn từ các nguồn theo quy định của pháp luật;

d) Kế hoạch quản lý và sử dụng vốn huy động;

đ) Kế hoạch bố trí nguồn vốn trả nợ lãi, gốc khi đến hạn;

e) Thẩm quyền huy động vốn phù hợp với quy định tại Nghị định số 147/2020/NĐ-CP và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.

4. Quy chế cho vay gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Lĩnh vực, đối tượng và điều kiện cho vay đối với từng hình thức cho vay, bao gồm: trực tiếp cho vay, ủy thác cho vay và cho vay hợp vốn;

b) Thời hạn, lãi suất, giới hạn cho vay đối với từng hình thức cho vay theo quy định tại Nghị định số 147/2020/NĐ-CP và nhu cầu quản lý của Hội đồng quản lý Quỹ, quyền và trách nhiệm của các bên;

c) Quy trình thẩm định, thẩm quyền quyết định cho vay và bảo đảm tiền vay;

d) Hình thức bảo đảm tiền vay, cơ chế quản lý tài sản bảo đảm;

đ) Các mẫu hợp đồng trực tiếp cho vay, ủy thác cho vay và hợp vốn cho vay;

e) Quy trình giải ngân, quản lý các khoản cho vay, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng;

g) Quy trình và thẩm quyền xử lý nợ;

h) Quy trình và thẩm quyền xử lý tài sản bảo đảm.

5. Quy chế quản lý các khoản đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Lĩnh vực, đối tượng, điều kiện, hình thức, giới hạn góp vốn;

b) Quy trình xây dựng, thẩm định, thẩm quyền quyết định phương án góp vốn. Trong đó, thẩm quyền quyết định phương án góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP;

c) Quy trình góp vốn, góp vốn bổ sung, quản lý và chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài doanh nghiệp tại pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

d) Quy trình quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả việc góp vốn của Quỹ.

6. Quy chế quản lý các khoản đầu tư theo hình thức hợp đồng, thực hiện dự án đầu tư gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Lĩnh vực, đối tượng, điều kiện, hình thức, giới hạn đầu tư;

b) Quy trình xây dựng, thẩm định, thẩm quyền quyết định phương án đầu tư, dự án đầu tư. Trong đó, thẩm quyền quyết định đầu tư tuân thủ quy định tại Điều 21 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP;

c) Quy trình thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư;

d) Quy trình đầu tư bổ sung, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư;

đ) Quy trình trích lập dự phòng rủi ro;

e) Quy trình và thẩm quyền xử lý rủi ro.

7. Quy chế quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Quy trình ủy thác hoạt động cho vay, đầu tư;

b) Quy trình nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư cho các công trình, dự án từ ngân sách nhà nước, từ các ngân hàng chính sách, từ các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; quy trình nhận ủy thác quản lý nguồn vốn, hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương;

c) Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia;

d) Thẩm quyền phê duyệt, nguyên tắc ký hợp đồng và nội dung chủ yếu của vần bản ủy thác.

Tải xuống Thông tư hướng dẫn trích lập quỹ đầu tư phát triển

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật đầu tư đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thông tư hướng dẫn trích lập quỹ đầu tư phát triển hiện hành năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ thành lập công ty con, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Quỹ đầu tư phát triển là loại quỹ như thế nào?

Quỹ đầu tư phát triển là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại địa phương theo quy định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ.

Quỹ đầu tư phát triển địa phương có đặc điểm gì?

Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương bao gồm: Vốn điều lệ do chủ sở hữu cấp; Quỹ đầu tư phát triển; các nguồn vốn khác của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương là gì?

Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo Điều 4 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP:
Tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước.
Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ.
Thực hiện cho vay, đầu tư đúng đối tượng và điều kiện theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm