Thông tư quy định về phụ cấp trách nhiệm như thế nào?

bởi Anh
Thông tư quy định về phụ cấp trách nhiệm như thế nào

Phụ cấp trách nhiệm là cụm từ khá xa lạ đối với nhiều người khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân nhưng lại quen thuộc đối với những người làm việc trong các ban ngành nhà nước có chức danh. Việc tính phụ cấp doanh nghiệp tại các công ty tư nhân hoàn toàn là do sự thoả thuận của hai bên nhưng đối với những cơ quan nhà nước thì đây cũng là một trong những khoản tiền chính mà bạn được nhận hàng tháng. Và Bộ Nội Vụ cũng đã quy định rõ về vấn đề này qua Thông tư 05/2005/TT-BNV. Hãy cùng LSX tìm hiểu những thông tin nổi bật về phụ cấp trách nhiệm trong nghị định này qua bài viết “Thông tư quy định về phụ cấp trách nhiệm như thế nào?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 05/2005/TT-BNV

Thế nào là phụ cấp trách nhiệm?

Trách nhiệm là một trong những phẩm chất cần phải có của mỗi người trong cuộc sống cũng như trong công việc. Khi bạn làm việc thì việc chi trả lương thưởng đã bao gồm cả việc chi trả phụ cấp trách nhiệm trong đó. Nhưng đối với nững công việc mang tính chất đặc thù thì việc chi trả phụ cấp trách nhiệm là điều kiện kèm theo. Đặc biệt đối với những cơ quan nhà nước thì phụ cấp trách nhiệm, hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo…. là những khoản bắt buộc phải có khi tham gia làm việc trong những chức vụ và hoàn cảnh nhất định.

Phụ cấp trách nhiệm có thể được hiểu là phụ cấp nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo;

Hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao mà điều kiện này chưa được xác định trong mức lương. 

Mức phụ cấp trách nhiệm công việc với cán bộ, công chức, viên chức theo thông tư quy định về phụ cấp trách nhiệm

Phụ cấp trách nhiệm không được tính thành một khoản tiền và nhận đều đặn hàng tháng mà được tính thành những mức khác nhau. Mỗi mức sẽ tương ứng với một khoản tiền được nhận và trong cơ quan nhà nước thì phụ cấp trách nhiệm có công thức để tính khác nhau. Có bốn mức để bạn thực hiện tính phụ cấp trách nhiệm là 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1. Khi tính phụ cấp trách nhiệm bạn sẽ lấy lần lượt từng mức nhân với mức lương cơ sở là có thể tìm ra được mức phụ cấp trách nhiệm mà mình có thể được nhận.

Theo tiểu mục 1 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định về mức phụ cấp trách nhiệm công việc với cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương cơ sở.

Hiện nay, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng

Như vậy, thì các mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc như sau:

MứcHệ sốMức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc
10,5745.000 đồng
20,3447.000 đồng
30,2298.000 đồng
40,1149.000 đồng
Thông tư quy định về phụ cấp trách nhiệm
Thông tư quy định về phụ cấp trách nhiệm như thế nào
Thông tư quy định về phụ cấp trách nhiệm như thế nào

Thông tư quy định về phụ cấp trách nhiệm như thế nào?

Để những người có liên quan có thể có cái nhìn rõ nét hơn về phụ cấp trách nhiệm và tạo sự công bằng trong việc tính phụ cấp trách nhiệm thì hiện nay cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đã ban hành Thông tư 05/2005/TT-BNV về hướng dẫn, quy định về những vấn đề liên quan đến phụ cấp trách nhiệm. Một trong những điểm nổi bật của thông tư này khi chúng ta tìm hiểu có thể nhắc đến đó là đối tượng áp dụng cũng như mức áp dụng phụ cấp trách nhiệm đối với từng nhóm đối tượng.

Đối tượng áp dụng phụ cấp trách nhiệm công việc với cán bộ, công chức, viên chức theo tiểu mục 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV như sau:

* Mức 1 (hệ số 0,5) áp dụng đối với:

– Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 2, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 3, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 5 thuộc Bệnh viện Hữu nghị và phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam thuộc Bệnh viện Thống nhất;

– Lái xe phục vụ các chức danh từ Phó Thủ tướng Chính phủ và tương đương trở lên.

* Mức 2 (hệ số 0,3) áp dụng đối với:

– Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

– Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;

– Cán bộ, viên chức trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, người xử lý mẫu và nguồn phóng xạ kín, hở, an toàn phóng xạ;

– Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05;

– Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt;

– Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I;

– Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao Quốc gia;

– Lái xe phục vụ chức danh Bộ trưởng và tương đương;

– Trưởng kho vật liệu nổ, nhân viên cung ứng vật liệu nổ.

* Mức 3, (hệ số 0,2) áp dụng đối với:

– Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

– Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;

– Cán bộ, viên chức bảo vệ, vận chuyển, làm việc với các mẫu và nguồn phóng xạ kín và hở; kiểm tra độ phóng xạ khu vực máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C và trung tâm đo phóng xạ;

Phục vụ công tác an toàn máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, vệ sinh khu vực máy, kho nguồn và trung tâm đo phóng xạ;

– Tổ trưởng các ngành địa chất, khí tượng thuỷ văn, khảo sát, đo đạc, trồng rừng và điều tra rừng;

– Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;

– Trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước;

– Trưởng kho thuộc Cục Dự trữ Quốc gia;

– Trưởng kho, Trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;

– Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các trại điều dưỡng thương binh nặng, bệnh viện điều trị, trại nuôi dưỡng người tâm thần, bệnh phong;

– Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng II;

– Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của Bệnh viện Hữu nghị;

– Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao tỉnh, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển Quốc gia làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;

– Lái xe phục vụ các chức danh Thứ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương;

– Phó trưởng kho vật liệu nổ.

* Mức 4 (hệ số 0.1) áp dụng đối với:

– Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;

– Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng;

– Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;

– Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;

– Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;

– Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;

– Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;

– Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ;

– Thủ quỹ cơ quan, đơn vị;

– Tổ trưởng các ngành còn lại.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thông tư quy định về phụ cấp trách nhiệm như thế nào?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề về dịch vụ đổi tên căn cước công dân một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

 Cách chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc với cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?

Cách chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc với cán bộ, công chức, viên chức theo tiểu mục 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV như sau:
– Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
– Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Cán bộ, công chức, viên chức hiện nay được chi trả phụ cấp trách nhiệm là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu chung hiện nay là mức lương cơ sở. Từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ cở được áp dụng là 1.800.000 đồng/tháng (quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Như vậy, mức phụ cấp trách nhiệm công việc của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay như sau:
– Mức 1: Phụ cấp trách nhiệm công việc = 0.5 x Mức lương cơ sở = 900.000 đồng.
– Mức 2: Phụ cấp trách nhiệm công việc = 0.3 x Mức lương cơ sở = 540.000 đồng
– Mức 3: Phụ cấp trách nhiệm công việc = 0.2 x Mức lương cơ sở = 360.000 đồng
– Mức 4: Phụ cấp trách nhiệm công việc = 0.1 x Mức lương cơ sở = 180.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm