Có bằng thạc sĩ có được nâng lương không?

bởi Nguyễn Tài
Có bằng thạc sĩ có được nâng lương không

Có bằng thạc sĩ có được nâng lương không là thắc mắc chung của rất nhiều bạn trẻ có nguyện vọng học trình độ thạc sĩ. Như chúng ta đã biết, đối với chức danh là công chức nhà nước, việc có bẳng thạc sĩ là điều kiện cần và đủ, nhưng nhiều người vẫn có thắc mắc rằng tấm bằng thạc sĩ này có giúp họ được tăng lương hay không? Theo quy định của pháp luật hiện hành, câu trả lời là không.

Chính vì thế, sau đây LSX xin được gửi dến quý bạn đọc những thông tin bản về bằng thạc sĩ với việc được nâng lương.

Điều kiện để trở thành công chức

Trước hết chúng ta cần hiểu được vai trò của tấm bằng thạc sĩ đối với một công chức. Nếu bạn là người có mong muốn trở thành một công chức nhà nước thì chuẩn bị bằng cấp sẽ là điều kiện cần và đủ mà bạn phải thực hiện. Bằng Thạc sĩ sẽ cho bạn mức lương tốt hơn trong thời gian tập sự. Nhưng khi bạn đã là nhân sự chính thức thì mức lương và quyền lợi sẽ tăng dần theo số năm công tác của bạn.

Một số địa phương cho rằng, việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học – thạc sĩ, tiến sĩ, sẽ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhằm cải thiện hiệu quả công việc và quản lí Nhà nước.

Theo Điều 4 Nghị định 138/2020/NĐ-CP , điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức , cụ thể:

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

– Đủ 18 tuổi trở lên;

– Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

– Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức , phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.

Có bằng thạc sĩ có được nâng lương không
Phan biet cac loai bang can biet khi hoc thac si sau dai hoc

Chế độ nâng lương thường xuyên của công chức

Là nhân viên của nhà nước, công chức được định mức lương dựa trên số năm công tác của bạn. Do đó, nếu không có gì thay đổi, khi số năng công tác của bạn tăng thì mức lương của bạn cũng căn cứ vào đó để tăng theo. Chế độ nâng lương thường xuyên của công chức được quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật.

Căn cứ Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định về chế độ nâng lương thường xuyên của công chức như sau:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên trong suốt thời gian giữ bậc lương.

Điều kiện thời gian giữ bậc, chức danh để xét nâng lương thường xuyên:

*Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp:

Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên:

Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ:

Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

*Trường hợp tính vào thời gian xét nâng lương thường xuyên:

– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng BHXH cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về BHXH;

– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

– Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự

*Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV.

Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau:

Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính;

Từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

– Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).

– Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

– Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.

– Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.

Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

– Đối với cán bộ, công chức:

+ Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên

+ Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

– Đối với viên chức và người lao động:

+ Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

+ Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Công chức có bằng thạc sĩ có được nâng lương không?

Trong thời gian tập sự công chức, bằng thạc sĩ sẽ là một lợi thế về lương cho thực tập sinh. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở lợi thế, bằng thạc sĩ cũng là nền tảng kiến thức cần thiết cho quá trình công tác ở vị trí công chức nhà nước. Do đó, hiện nay một số cơ quan Nhà nước có chính sách cử công chức đi học cao học nhưng phải cam kết làm việc tại cơ quan ít nhất gấp 02 lần thời gian đi đào tạo.

Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ chỉ rõ, trong thời gian tập sự, công chức được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng.

Thế nhưng, nếu trường hợp người tập sự có bằng thạc sĩ thì sẽ được hưởng mức lương cao hơn, là 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng.

Ví dụ: Anh A có bằng thạc sĩ Luật học và đang tập sự tại cơ quan B.

Mức lương mà anh nhận được trong thời gian tập sự là 3,711 triệu đồng x 85% = 3,15 triệu đồng/tháng

Nếu chỉ có bằng cử nhân, anh A được hưởng lương là 3,252 triệu đồng x 85% = 2,76 triệu đồng/tháng.

Khi có bằng thạc sĩ, công chức vẫn sẽ sẽ được xếp lương ở bậc 1 theo ngạch công chức.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc có bằng thạc sĩ sẽ giúp công chức hưởng mức lương cao hơn trong thời gian tập sự, nhưng không được hưởng mức cao hơn khi đã chính thức được tuyển dụng vào biên chế.

Tuy nhiên, việc đi học thạc sỹ đối với mọi công chức là cần thiết, giúp công chức nâng cao trình độ chuyên môn, thêm kiến thức để phục vụ công việc.

Điều kiện và chế độ được hưởng nâng bậc lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức

Như chúng ta đã biết, chế độ lương của công chức nhà nước được tính theo số năm làm việc. Tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp được nâng lương trước thời hạn. Những người được nâng lương trước thời hạn cần đáp ứng một số những điều kiện nhất định.

Tại Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương trước thời hạn như sau:

Điều 3. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn

1. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:

a) Điều kiện và chế độ được hưởng:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

LSX là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Có bằng thạc sĩ có được nâng lương không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty LSX luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề có bằng thạc sĩ có được nâng lương không. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác như: xin cấp phép bay flycam , mã số thuế cá nhân, quy hoạch xây dựng,….. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Người đủ tiêu chuẩn nâng lương sớm nhưng sắp nghỉ hưu có được nâng lương không?

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu, nếu trong thời gian giữ bậc đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

Số lần được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ?


Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm