Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô năm 2023 như thế nào?

bởi TranQuynhTrang
Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô năm 2023 như thế nào?

Hiện nay nhu cầu học lái xe ô tô của người dân ngày càng gia tăng, theo đó nà các trung tâm đào tạo lái xe ngày càng được thành lập nhiều. Việc thành lập trung tâm, cơ sở đào tạo lái xe ô tô sẽ cần tuân thủ theo trình tự mà pháp luật quy định. Vậy chi tiết quy định về điều kiện cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô năm 2023 là gì? Và thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô năm 2023 như thế nào? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết sau của LSX để nắm được quy định về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 138/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 70/2022/NĐ-CP

Điều kiện cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô năm 2023

Để có thể mở một cơ sở kinh doanh nào đó không chỉ là cơ sở đào tạo lái xe ô tô, thì nội dung được quan tâm nhiều tới đó chính là các điều kiện thành lập, chẳng hạn như điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật. Vậy điều kiện cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô là gì? Chi tiết nội dung này được quy định tại nghị định 138/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, cụ thể như sau:

Điều 5. Điều kiện chung của cơ sở đào tạo lái xe ô tô

1. Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

1. Hệ thống phòng học chuyên môn

a) Bao gồm các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành, bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;

c) Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ: Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;

d) Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường: Có mô hình cắt bỏ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;

đ) Phòng học Kỹ thuật lái xe: Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu…); có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái…); có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); có thiết bị mô phòng để đào tạo lái xe;

e) Phòng học Nghiệp vụ vận tải: Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách; có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng;

g) Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa: Có hệ thống thông gió và chiếu sáng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không rạn nứt, không trơn trượt; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập;

2. Xe tập lái

a) Có xe tập lái các hạng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái; trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy lái;

b) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng;

d) Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;

Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô năm 2023 như thế nào?

3. Sân tập lái xe

a) Thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe;

b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định;

c) Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng;

d) Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa;

đ) Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành;

e) Diện tích tối thiểu của sân tập lái: Hạng B1 và B2 là 8.000 m2; hạng B1, B2 và C là 10.000 m2; hạng B1, B2, C, D, E và F là 14.000 m2.

Điều 7. Điều kiện về giáo viên

1. Có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này.

2. Đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên dạy thực hành lái xe trên 01 xe tập lái.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô

Khi đã nắm được các quy định về điều kiện thành lập cơ sở đào tạo lái xe thì việc xác định cơ quan có thẩm quyền cấp phép có ý nghĩa quan trọng để thủ tục được diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác và đúng quy định. Hiện nay quy định về giấy phép đào tạo lái xe ô tô và thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô sẽ tuân thủ theo Điều 11 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 70/2022/NĐ-CP) như sau:

– Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cơ sở đào tạo lái xe ô tô đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định 65/2016/NĐ-CP.

– Giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục IX kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP; được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy phép đào tạo lái xe.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô gồm:

+ Cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo thuộc cơ quan Trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;

+ Sở Giao thông vận tải cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.

Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô năm 2023

Sau khi đã hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy lái xe, đầu tư phương tiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô. Cơ sở đào tạo sẽ chuẩn bị hồ sơ, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô gồm những giấy tờ, thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo Điều 14 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 138/2018/NĐ-CP và Nghị định 70/2022/NĐ-CP) như sau:

– Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP;

+ Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

+ Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

+ Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

– Trình tự thực hiện:

+ Sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy lái xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô; tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo quy định tại mục 1;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

+ Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện.

Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là giấy uỷ quyền nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Giáo viên dạy thực hiện lái xe ô tô cần đáp ứng điều kiện gì?

Pháp luật quy định giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo; nhưng không thấp hơn hạng B2.
Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển. Giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển.
Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành; và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu.

Có được phép đào tạo quá số lượng học viên đăng ký trong Giấy phép đào tạo lái xe ô tô không?

Câu trả lời là không. Cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tuyển sinh, đào tạo vượt quá lưu lượng quy định trong Giấy phép đào tạo lái xe sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Giáo viên dạy lái xe của trung tâm đào tạo lái xe ô tô không ngồi cạnh học viên lúc lái xe có bị phạt không?

Câu trả lời là có. Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm