Thủ tục đăng ký hợp tác xã vận tải như thế nào?

bởi Trần Thy
Thủ tục đăng ký hợp tác xã vận tải

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ với hình thức hợp tác tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh. Trong đó bên cạnh hợp tác xã nông nghiệp thì, hợp tác xã vận tải cũng là cái tên được nhà nước ưu ái và phổ biến với hoạt động kinh doanh vận tải của các cá nhân, doanh nghiệp bằng cách tự nguyện góp vốn, hướng đến lợi ích chung. Và việc thành lập hợp tác xã vận tải có những điều kiện chung được quy định theo luật hợp tác xã chung thì chắc chắn cũng sẽ có những sự khác biệt trong điều kiện và thủ tục đăng ký. Vậy Thủ tục đăng ký hợp tác xã vận tải như thế nào?

LSX sẽ giải đáp câu hỏi này trong bài viết sau.

Căn ức pháp lý

Luật hợp tác xã 2012

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.

Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền.

Hợp tác xã vận tải là gì ?

Hợp tác xã vận tải được hiểu là một hình thức trung gian giữa bộ GTVT và các đơn vị kinh doanh vận tải hoặc những chủ xe kinh doanh nhỏ lẻ. Đây là một hình thức tổ chức kinh tế tập thể được lập ra bởi các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng cách tự nguyện góp vốn, hướng đến lợi ích chung. Tổ chức này được thành lập theo quy định của pháp luật. Mục đích là phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc.

Thủ tục đăng ký hợp tác xã vận tải

Thành lập hợp tác xã vận tải có lợi ích gì?

Hợp tác xã vận tải là một tổ chức kinh tế tự chủ. Tổ chức này được thành lập bởi những cá nhân hoạt động cùng ngành giao thông vận tải. Việc thành lập tổ chức hợp tác xã dựa trên tinh thần tự nguyện, cùng góp vốn.

Khi thành lập và tham gia hợp tác xã vận tải, các thành viên nhận được nhiều lợi ích trong việc kinh doanh dịch vụ:

Làm giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải dễ dàng

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, nếu cá nhân hay tổ chức kinh doanh vận tải mà không có giấy phép vận tải hoặc lệnh vận chuyển thì sẽ bị phạt. Mức phạt hành chính khoảng 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng, thậm chí còn có thể lên đến 15 triệu đồng và tạm giữ bằng lái trong 2 tháng.

Khi cá nhân hay tổ chức tham gia hợp tác xã vận tải, việc xin các giấy phép này sẽ dễ dàng. Cơ quan có thẩm quyền luôn hướng dẫn và hỗ trợ các thủ tục để làm giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải nhanh nhất.

Được cấp lệnh vận chuyển

Ngoài giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải, bạn cần có lệnh vận chuyển hàng hóa. Nếu thiếu giấy tờ này thì mức phạt cũng khá cao. Lệnh vận chuyển được hiểu là giấy ủy quyền của Hợp tác xã vận tải cho phép chủ của phương tiện được cung cấp dịch vụ vận chuyển trên danh nghĩa của hợp tác xã vận tải mà họ là thành viên.

Được cấp thẻ tập huấn

Nghị định 171/2013/NĐ – CP quy định: Tài xế xe tải phải trải qua lớp tập huấn nghiệp vụ, trải qua sát hạch và được cấp thẻ tập huấn. Thẻ tập huấn rất quan trọng trong quá trình tham gia giao thông, vì nếu cơ quan chức kiểm tra mà không có sẽ bị phạt nặng. Khi tham gia vào hợp tác xã vận tải, tài xế sẽ được học và cấp thẻ tập huấn.

Thu hút nhiều khách hàng

Thành lập hợp tác xã vận tải với đầy đủ giấy tờ pháp lý, các thành viên sẽ nhận được sự tin tưởng của khách hàng hơn là hoạt động đơn lẻ. Việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên cũng là một lợi thế, mang đến sự tiện ích trong nhiều trường hợp. Từ đó, hàng hóa được vận chuyển thông suốt, nhanh chóng, giúp khách hàng hài lòng.

Điều kiện thành lập hợp tác xã vận tải

Trước tiên, để được thành lập một hợp tác xã cũng như một hợp tác xã vận tải thì việc đầu tiên là phải vận động cho mọi người tham gia hợp tác xã, tuyên truyền để có đủ ít nhất 7 thành viên hợp tác và tự nguyện, tham gia và thành lập hợp tác xã.

Đối với Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải phải đảm bảo điều kiện chung theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP:

Các cá nhân, tổ chức, cơ quan phải thực hiện đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định về chất lượng và số lượng các phương tiện kinh doanh vận tải phải bảo đảm đầy đủ để phù hợp với hình thức kinh doanh của hợp tác xã vận tải, cụ thể như sau:

  • Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
  • Các xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông đường bộ.
  • Các xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo việc kinh doanh vận tải.
  • Các lái xe và nhân viên phục vụ trên xe không có tiền án hay mất năng lực hành vi dân sự và không phải là người đang bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Các nhân viên phục vụ trên xe và các lái xe phải được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với hợp tác xã và hợp tác xã phải yêu cầu cầu lái xe được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh)
  • Khi thành lập hợp tác xã vận tải thì theo quy định yêu cầu người điều hành vận tải đối với các chuyên ngành khác như kinh tế, kỹ thuật khác theo quy định phải có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên khi làm thủ tục thành lập hợp tác xã và có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên đổi với chuyên ngành vận tải.
  • Hợp tác xã kinh doanh vận tải phải đáp ứng đủ điều kiện về nơi đỗ xe phù hợp theo quy định của Luật giao thông đường bộ, phòng chống cháy, nổ theo quy định của Luật phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường và phù hợp với phương án kinh doanh.

– Về tổ chức, quản lý:

  • Các hợp tác xã kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe
  • Hợp tác xã phải chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho các lái xe và sử dụng các lái xe có đủ sức khỏe theo quy định của bộ luật lao động và bố trí cho đủ số lượng các nhân viên lái xe theo phương án kinh doanh khi làm thủ tục thành lập.
  • Các hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách cần phải tổ chức các bộ phận quản lý khi kinh doanh vận tải và theo dõi cụ thể về các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định của pháp luật giao thông.
  • Các hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách phải thực hiện theo đúng quy chuẩn phù hợp với chất lượng, số lượng dịch vụ khi kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách và phải đăng ký theo quy định của pháp luật

Thủ tục đăng ký hợp tác xã vận tải

Theo quy định của Luật hợp tác xã 2012 quy định về hồ sơ đăng ký hợp tác xã nói chung và hợp tác xã kinh doanh vận tải nói riêng bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Điều lệ hoạt động của hợp tác xã khi thành lập hợp tác xã.
  • Phương án sản xuất, chiến lược kinh doanh của hợp tác xã
  • Các thông tin về tên và địa chỉ của các thành viên tham gia vào hợp tác xã trong danh sách thành viên và các thông tin về nhân thân trong danh sách hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên của hợp tác xã.
  • Nội dung bản nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã.

Sau khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ đầy đủ lên ủy ban nhân dân cấp quận, huyện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc cấp giấy chứng nhận đăng ký theo đúng thời hạn cho người thành lập hợp tác xã, kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Để được hoạt động và kinh doanh vận tải thì sau khi hợp tác xã đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải để đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

  • Hợp tác xã phải làm đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền quy định.
  • Sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hợp tác xã.
  • Hợp tác xã nộp sao y bản chính hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của các văn bằng, chứng chỉ của người đứng đầu trực tiếp điều hành vận tải
  • Hợp tác xã phải nộp phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

Khi chuẩn bị hồ sơ hợp lệ thì hợp tác xã thì nộp lên sở giao thông vận tải nơi có trụ chính để được cấp giấy kinh doanh vận tải. Sau đó thì hợp tác sẽ có đủ điều kiện để kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quy trình, thủ tục, trình tự và hồ sơ để thành lập một hợp tác xã kinh doanh vận tải theo quy định của của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu làm đúng quy định thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí khi làm thủ tục thành lập để có thể bắt đầu kinh doanh theo dự định kế hoạch đã đề ra và thực hiện theo quy định của pháp luật khi kinh doanh.

Lệ phí đăng ký hợp tác xã vận tải?

Việc quy định về lệ phí đăng ký liên hiệp hợp tác xã được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể đối với tỉnh thành của của.

Hiện tại bạn đang ở Hải Phòng, theo quy định của Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND quy định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hải Phòng các khoản phí, lệ phí đăng ký liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn thành phố được quy định như sau:

– Trường hợp cấp mới, cấp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã lệ phí là 100.000 đồng trên một lần cấp.

– Trường hợp cấp lại do hư hỏng, do bị mất Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã lệ phí sẽ là 50.000 đồng đối với một lần cấp.

Thời hạn cấp đăng ký hợp tác xã vận tải là bao lâu?

Thời hạn cấp đăng ký hợp tác xã quy định tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:

  • Cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký hợp tác xã theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, cơ quan đăng ký hợp tác xã phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã hoặc hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã đối với mỗi một bộ hồ sơ do hợp tác xã nộp trong 01 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã.
  • Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã thì hợp tác xã có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Cơ quan đăng ký hợp tác xã vận tải là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP: “Hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP:

“Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh). Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh”.

Như vậy, có thể thấy việc thành lập hợp tác xã có đôi chút thuận tiện hơn so với thành lập doanh nghiệp, bởi hợp tác xã đăng ký ở cơ quan cấp huyện còn doanh nghiệp đăng ký ở cơ quan cấp tỉnh.

Muốn tham gia hợp tác xã vận tải phải làm sao?

Đối với chủ xe tải

Nếu bạn là chủ xe và muốn tham gia hợp tác xã vận tải thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • 2 bản sao y công chứng cavet còn thời hạn trong vòng 6 tháng (đối với chủ xe cá nhân). Hoặc 2 bản sao y công chứng cavet, sao y công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh; đem theo con dấu doanh nghiệp (đối với chủ xe là công ty).
  • 2 bản sao y công chứng đăng kiểm có kinh doanh còn thời hạn trong 6 tháng.
  • 1 bản photo bảo hiểm dân sự bắt buộc có kinh doanh.
  • Photo bộ hợp đồng định vị (bao gồm hợp đồng dịch vụ; nghiệm thu thiết bị và giấy chứng nhận hợp quy).

Đối với tài xế tải

Trường hợp bạn là tài xế thì cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau để đủ điều kiện tham gia hợp tác xã vận tải:

  • Bản sao giấy CMND/ CCCD, hộ chiếu.
  • Bản sao giấy phép lái xe.
  • Giấy khám sức khoẻ (có thời hạn trong vòng 6 tháng).

Ngoài các loại giấy tờ cần thiết như trên; người có nguyện vọng tham gia hợp tác xã vận tải còn có thể chuẩn bị một số giấy tờ khác. Điều này tùy thuộc vào quy định của nơi bạn đăng ký tham gia hợp tác xã vận tải.

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký hợp tác xã vận tải”  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp thửa đất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Có nên tham gia hợp tác xã vận tải không?

Hợp tác xã vận tải giữ vai trò quan trọng khi làm trung gian giữa Bộ GTVT và các doanh nghiệp; hoặc người tham gia kinh doanh vận tải. Nó giúp nâng cao hiệu suất quản lý và giải quyết những vấn đề khó khăn của người tham gia kinh doanh vận tải một cách nhanh chóng. Ngoài ra, có rất nhiều hoạt động hữu ích cũng như quyền lợi mà chỉ khi tham gia hợp tác xã vận tải bạn mới được hướng dẫn và hỗ trợ đầy đủ.
Vậy khi nào thì nên tham gia hợp tác xã vận tải? Trường hợp bạn có các hợp đồng vận tải lớn; số lượng xe nhiều, nguồn lợi nhuận cao và đều đặn thì nên tự quản lý; hoặc mở công ty vận tải. Như vậy sẽ có lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ tham gia kinh doanh vận tải cho cá nhân với mức độ nhỏ lẻ; thì tốt nhất nên tham gia hợp tác xã vận tải. Hình thức này có thể hỗ trợ người tham gia kinh doanh đầy đủ các loại giấy tờ và thủ tục vận hành cần thiết.

Ưu nhược điểm của loại hình hợp tác xã?

Ưu điểm loại hình hợp tác xã
Hợp tác xã thu hút được đông đảo các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho các cá thể riêng lẻ phát triển trong việc sản xuất, kinh doanh. Mô hình này thể hiện tính xã hội cao.
Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.
Hợp tác xã là một pháp nhân có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình, các thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Do vậy, các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh khi tham gia hợp tác xã, tránh được tâm lý lo lắng khi có rủi ro xảy ra.
Nhược điểm loại hình hợp tác xã
Hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp tác xã cũng có những hạn chế nhất định như:
Do hợp tác xã phát triển theo cơ chế bình đẳng, nên mô hình này thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi của mình khi tham gia quyết định các vấn đề của hợp tác xã không tương xứng với số vốn mà mình đã góp.
Có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã do số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông.
Khả năng huy động vốn của hợp tác xã không cao so với các loại hình doanh nghiệp khác do nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp của các thành viên và các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác.
Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.
Uy tín về tên gọi của Hợp tác xã có thể sẽ là rào cản để nhà đầu tư hay các đối tác nước ngoài không đánh giá cao như mô hình doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm