Tại sao hợp tác xã lại được nhận nhiều ưu đãi từ Nhà nước?

bởi PhuongMai
Tại sao hợp tác xã lại được nhận nhiều ưu đãi từ Nhà nước?

Bên cạnh những doanh nghiệp; hợp tác xã là tổ chức được Nhà nước chú trọng phát triển ngay từ những ngày đầu tiên. Là một mô hình tập thể phổ biến tại các làng, xã trong thời kỳ đầu. Hiện nay, mặc dù mô hình hợp tác xã đã dần mai một; và xuất hiện nhiều mô hình khác. Tuy nhiên, hợp tác xã vẫn là một mô hình được Nhà nước khuyến khích và nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước. Vậy tại sao hợp tác xã lại được nhận nhiều ưu đãi từ Nhà nước? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Hợp tác xã năm 2012

Định nghĩa hợp tác xã

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012; hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể; đồng sở hữu; có tư cách pháp nhân; do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên; trên cơ sở tự chủ; tự chịu trách nhiệm; bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Bên cạnh hợp tác xã, còn có một mô hình khác là liên hiệp hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã được cấu thành từ ít nhất 04 hợp tác xã khác và được định nghĩa như sau: liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

Một số hợp tác xã còn tồn tại trên thực tế

Mặc dù khá khó nhận ra, tuy nhiên; mô hình hợp tác xã vẫn còn tồn tại rất nhiều trên thực tế. Hiện tại, một số hợp tác xã hiện nay thường là: hợp tác xã vận tải; hợp tác xã rau quả sạch mà nổi tiếng là một số nhãn hiệu như Chúc Sơn,…; … Ngoài ra, hiện nay còn một doanh nghiệp của hợp tác xã mà ít ai nhận ra. Đó là chuỗi siêu thị Co-op mart. Đây là chuỗi siêu thị trực thuộc Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã

Từ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác xã năm 2012 cho thấy: 3 chủ thể được trở thành thành viên của hợp tác xã là cá nhân; hộ gia đình và pháp nhân. Trong đó, cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; từ đủ 18 tuổi trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, thành viên hợp tác xã cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã.
  • Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã.
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

Góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp đối với hợp tác xã

Về vấn đề góp vốn điều lệ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã năm 2012; vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.

Về giấy chứng nhận vốn góp với hợp tác xã

Giấy chứng nhận vốn góp với hợp tác xã được cấp khi thành viên đã góp đủ vốn cho hợp tác xã. Giấy chứng nhận vốn góp với hợp tác xã phải đảm bảo đủ các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình. Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên.
  • Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn.
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước với hợp tác xã

Theo quy định tại Điều 6 Luật Hợp tác xã năm 2012; hợp tác xã được Nhà nước tạo điều kiện cho những ưu đãi, hỗ trợ sau:

Về ưu đãi

  • Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế.
  • Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Về hỗ trợ

  • Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
  • Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
  • Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.
  • Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
  • Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
  • Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Tại sao hợp tác xã lại nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước

Hợp tác xã nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước xuất phát từ 02 lý do:

Thứ nhất, xuất phát từ bản chất hợp tác xã là một tổ chức xã hội. Với thành viên là những người nông dân, tập hợp lại với nhau để nâng cao sản xuất và mua đồ với giá thành rẻ hơn. Hợp tác xã còn là nơi đào tạo việc làm cho rất nhiều người đang không có việc làm khác.

Thứ hai, xuất phát từ mục đích của việc thành lập hợp tác xã không vì mục đích lợi nhuận. Mà nhằm phát triển đất nước, nâng cao đời sống của xã hội. Chính vì mục đích hoạt động như vậy, nên hợp tác xã nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước.

Chính vì 02 lý do trên, hợp tác xã thường nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Tại sao hợp tác xã lại được nhận nhiều ưu đãi từ Nhà nước?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao thành viên hợp tác xã chỉ được góp tối đa 20% vốn điều lệ của hợp tác xã?

Thành viên hợp tác xã chỉ được góp tối đa 20% vốn điều lệ của hợp tác xã là vì theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Hợp tác xã năm 2014; một vấn đề không thuộc những vấn đề quan trọng chỉ cần trên 50% biểu quyết tán thành. Mà hợp tác xã là một loại hình nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước; có những ưu đãi mà doanh nghiệp không có được. Vậy nên, cần khống chế số % vốn điều lệ để tránh việc các doanh nghiệp thâu tóm hợp tác xã để hưởng những ưu đãi mà chỉ hợp tác xã mới có.

Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật cần bao nhiêu % biểu quyết tán thành?

Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật cần 75% biểu quyết tán thành bởi mặc dù theo quy định của cả Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Hợp tác xã năm 2014; việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không nằm trong những vấn đề cần 75% biểu quyết tán thành. Tuy nhiên, người đại diện theo pháp luật là người được ghi tên và thông tin cá nhân trong điều lệ công ty, điều lệ hợp tác xã và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy nên, việc thay đổi người đại diện theo pháp luật sẽ dẫn đến thay đổi cả điều lệ và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy nên, việc này sẽ cần 75% biểu quyết tán thành.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm