Thủ tục giải thể hợp tác xã

bởi Vương Bùi

Trong quá trình hoạt động hợp tác xã, có thể vì một vài lý do như mâu thuẫn nội bộ, không phù hợp về tư tưởng kinh doanh,… mà các thành viên hợp tác xã không còn muốn tiếp tục làm việc và kinh doanh cùng nhau nữa. Vậy trong trường hợp đó, hợp tác xã có thể tiến hành việc giải thể như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng  LSX tìm hiểu về thủ tục giải thể hợp tác xã nhé!

Căn cứ pháp luật.

Nội dung tư vấn.

Hợp tác xã có thể giải thể trong trường hợp nào?

Giải thể hợp tác xã là việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của hợp tác xã khi có đủ các điều kiện. Có hai trường hợp giải thể hợp tác xã là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc theo quy định tại Điều 54 Luật Hợp tác xã như sau:

Giải thể tự nguyện.

Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện. Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, hợp tác xã thành viên.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện, hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

a) Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể;

b) Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này.

Giải thể bắt buộc.

Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;

c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;

đ) Theo quyết định của Tòa án.

Như vậy, Hợp tác xã có thể được giải thể theo hai lý do:

  • Giải thể hợp tác xã tự nguyện do đại hội xã viên thống nhất với việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của hợp tác xã;
  • Giải thể hợp tác xã bắt buộc do Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã nếu:
    • Hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
    • Hợp tác xã không đảm bảo đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
    • Hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
    • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
    • Theo quyết định của Tòa án.

Việc pháp luật quy định cho hợp tác xã có quyền lựa chọn việc giải thể tự nguyện tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã trong quá trình hoạt động.

Bài viết xem thêm.

Dịch vụ thành lập hợp tác xã.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Thủ tục giải thể hợp tác xã.

Đối với mỗi trường hợp giải thể, pháp luật có những quy định khác nhau về cách thức tiến hành thủ tục giải thể, cụ thể:

Trường hợp giải thể hợp tác xã tự nguyện.

Đối với trường hợp giải thể tự nguyện, Điều 17 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT đã quy định như sau:

Điều 17. Giải thể tự nguyện hợp tác xã

1. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể tự nguyện hợp tác xã, hợp tác xã phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.

2. Khi giải thể tự nguyện, hợp tác xã gửi thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục số I-13 đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

Kèm theo thông báo là 01 bộ hồ sơ gồm:

a) Nghị quyết của đại hội thành viên về việc giải thể hợp tác xã;

b) Biên bản hoàn thành việc giải thể hợp tác xã;

c) Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của hợp tác xã;

d) Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của hợp tác xã;

đ) Giấy xác nhận của cơ quan đăng ký hợp tác xã về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

e) Giấy biên nhận của cơ quan thông tin đại chúng về việc nhận đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã hoặc bản in 03 số báo liên tiếp đã đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã.

3. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan đăng ký hợp tác xã ra xác nhận về việc giải thể của hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục II-8 và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục II-10. Khi nhận giấy xác nhận về việc giải thể hợp tác xã và quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp tác xã phải nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Nếu không thực hiện đăng ký giải thể cho hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.Như vậy, từ quy định của pháp luật có thể tóm tắt các bước tiến hành thủ tục giải thể hợp tác xã tự nguyện như sau:

Bước 1:

Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện;

Bước 2:

 Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể với các thành phần, số lượng thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã nêu trên.

Bước 3:

Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện và lập biên bản hoàn thành việc giải thể.

Trường hợp bắt buộc giải thể hợp tác xã.

Đối với trường hợp giải thể bắt buộc hợp tác xã, luật đã quy định về trình tự thủ tục rất rõ ràng tại Khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã 2012 như sau:

Điều 54. Giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

3. Thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

a) Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là thành viên của liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;

b) Hồ sơ giải thể bắt buộc gồm quyết định giải thể bắt buộc và giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này.Theo quy định của pháp luật, trường hợp giải thể bắt buộc cần tiến hành thủ tục như sau:

Bước 1:

Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Ủy ban nhân dân cùng cấp;

Bước 2:

Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là thành viên của tổ chức đại diện, liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;

Bước 3:

Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 54 Luật hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc và lập biên bản hoàn thành việc giải thể;Kinh phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.

Kết quả của thủ tục giải thể hợp tác xã.

Căn cứ theo Điều 54 Luật hợp tác xã 2012:

Điều 54. Giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

4. Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này, hội đồng giải thể phải nộp 01 bộ hồ sơ về việc giải thể, con dấu và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc xử lý các tài liệau khác thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký.

6. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải thể bắt buộc, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.Như vậy, sau khi hợp tác xã đã tiến hành đầy đủ thủ tục và nộp đầy đủ giấy tờ, cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký.

Mong bài viết hữu ích cho các bạn ! 

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp.

Thủ tục thành lập hợp tác xã gồm mấy bước?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục thành lập hợp tác xã bao gồm 4 bước. Các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây: Thủ tục thành lập hợp tác xã.

Khi thay đổi số lượng thành viên hợp tác xã có phải thông báo cho cơ quan Nhà nước?

Căn cứ điều 28 luật hợp tác xã 2012, khi hợp tác xã thực hiện thay đổi số lượng thành viên của hợp tác xã phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi.

Hợp tác xã liên hiệp là gì?

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm