Thủ tục thành lập hợp tác xã

bởi Vương Bùi

Hợp tác xã là mô hình kinh doanh khá khác biệt, vì đây vừa là một tổ chức kinh tế phục vụ mục đích kinh doanh, vừa là một tổ chức xã hội. Việc thành lập hợp tác xã phải được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.

Căn cứ pháp luật.

Luật doanh nghiệp 2020.

Luật hợp tác xã 2012.

Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT.

Nội dung tư vấn.

Điều kiện đăng ký thành lập hợp tác xã.

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký cần đáp ứng đủ 4 điều kiện sau đây (điều 24 luật hợp tác xã):

1. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;

2. Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này: 

Hồ sơ đăng ký hợp tác xã bao gồm: 

a) Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Điều lệ;

c) Phương án sản xuất, kinh doanh;

d) Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

đ) Nghị quyết hội nghị thành lập.

3. Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật này;

Điều 22. Tên, biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã 

1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định tên, biểu tượng của mình nhưng không trái với quy định của pháp luật. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “Hợp tác xã” hoặc “Liên hiệp hợp tác xã”.

2. Tên, biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

4. Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này.

Điều 26. Trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là địa điểm giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Bài viết xem thêm.

Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh ở huyện Thanh Trì

Hợp tác xã và liên hợp tác xã là gì? Đặc điểm cần nắm khi có nhu cầu thành lập?

Thủ tục thành lập hợp tác xã.

Trình tự thực hiện đăng ký thành lập hợp tác xã 

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ gồm các giấy tờ:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã )theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1)
  • Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo (Điều 21 Luật Hợp tác xã)
  • Phương án sản xuất kinh doanh (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2)
  • Danh sách thành viên (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3)
  • Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4)
  • Nghị quyết của hội nghị thành lập (quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua)

Bước 2: Nộp hồ sơNgười đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền của hợp tác xã dự định thành lập nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính; đối với trường hợp thành lập liên hiệp hợp tác xã thì hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hợp tác xã có thể gửi hồ sơ thành lập qua địa chỉ thư điện tử của cơ quan thành lập hợp tác xã, tuy nhiên khi đến nhận giấy chứng nhận thành lập phải nộp hồ sơ bằng văn bản để đối chiếu và lưu hồ sơ.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ 

Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ tới Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hợp tác xã. Cơ quan chức năng sẽ cấp một giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả là 5 ngày làm việc.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau 5 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành hoàn trả kết quả. Sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Hồ sơ chưa đầy đủ nội dung, còn thiếu hay sai sót thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo để hướng dẫn hoàn thiện
  • Trường hợp 2: Hồ sơ đã đầy đủ nội dung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh loại hình hợp tác xã.

Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về điều kiện, thủ tục thành lập hợp tác xã. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho các bạn. 

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp.

Sau khi thừa kế vốn góp hợp tác xã có thể trở thành thành viên hợp tác xã không?

Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên

Sau khi thành lập hợp tác xã ngoài những khoản hỗ trợ còn được Nhà nước ưu đãi gì nữa không?

Hiện nay đối với hợp tác xã nói chung, Nhà nước có một số chính sách ưu đãi như sau:
– Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;
– Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Sau khi thành lập hợp tác xã muốn giải thể hợp tác xã phải làm như thế nào?

Hiện nay theo quy định của pháp luật, chia thành hai trường hợp giải thể hợp tác xã:
– Giải thể tự nguyện.
– Giải thể bắt buộc.
Để biết các thông tin chi tiết, hãy liên hệ Luật sư X để được hỗ trợ.

Sau khi thành lập hợp tác xã có được Nhà nước hỗ trợ gì không?

Hiện nay nhà nước có các chính sách hỗ trợ hợp tác xã như sau:
– Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
– Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
– Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới;
– Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
– Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội;
– Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm