Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

bởi Vudinhha
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Hiện nay, một số doanh nghiệp do có nhu cầu phát sinh hoạt động ngoài địa chỉ trụ sở chính. Nên các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, muốn mở một đơn vị có mức độ phụ thuộc vào trụ sở chính cao, quy mô không quá lớn thì địa điểm kinh doanh chính phương án phù hợp nhất. Nhưng không phải ai cũng có thể trực tiếp, biết cách thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh. Luật sư X xin trân trọng giới thiệu thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho quý khách hàng có nhu cầu.

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan

NỘI DUNG TƯ VẤN:

Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể ở ngoài địa chỉ đăng kí trụ sở chính. Trước đây, địa điểm kinh doanh bắt buộc phải được đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh. Tuy nhiên, hiện nay thì địa điểm kinh doanh hoàn toàn có thể được đặt tại tỉnh; thành phố không cùng địa chỉ với trụ sở công ty hay trụ sở chi nhánh.

Ngoài ra, số lượng địa điểm kinh doanh mà một doanh nghiệp có thể thành lập là không giới hạn. Khi đã có một địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp tục thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh để đăng ký thêm địa điểm kinh doanh khác.

I. Cách đặt tên khi chuẩn bị thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Điều đầu tiên mà doanh nghiệp nghĩ tới khi mở địa điểm kinh doanh, đó là tên. Nhiều anh chị thậm chí còn phải đi nhờ các “thầy”, “cô” xem giúp cái tên nào đẹp, hay, phù hợp, ấn tượng với khách hàng. Tuy nhiên, dù đặt tên như thế nào thì doanh nghiệp khi đăng ký địa điểm kinh doanh cần chú ý đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện. Tên văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do địa điểm kinh doanh phát hành;

Lưu ý:

  • Ngoài tên bằng tiếng việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài (tên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hệ chữ la-tinh) và tên viết tắt (được viết tắt từ tên tiếng việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài);
  • Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

II. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

1. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh không quá khó khăn, xong vẫn phải thực hiện đầy đủ. Việc đầu tiên cần phải làm là chuẩn bị hồ sơ. Chi tiết hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh như sau:

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:
  • Thông báo về việc đăng kí hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (nếu chủ sở hữu hoặc đại diện pháp luật của doanh nghiệp không trực tiếp đi nộp).

Có câu hỏi rằng hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh và khác tỉnh thì hồ sơ có sự khác biệt hay không? Câu trả lời là không. Cho dù bạn thành lập địa điểm kinh doanh tại bất kì địa phương nào, có cùng địa phương với trụ sở công ty không thì thành phần hồ sơ hay thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh vẫn cố định như trên, không thay đổi. Bạn hoàn toàn không phải lo lắng về sự khác biệt khi thành lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác.

Các dịch vụ liên quan: Xin cấp giấy phép kinh doanh; Mở tạm ngừng kinh doanh; Chuyển nhượng cổ phần

2. Quy trình thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp cần phải kí và đóng dấu đầy đủ vào hồ sơ.

Doanh doanh nghiệp cần phải chú ý: Địa  chỉ trụ sở của địa điểm kinh doanh công ty không được là tập thể, chung cư (nếu là chung cư xây dựng có mục đích hỗn hợp thì có thể sử dụng làm địa điểm kinh doanh).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng kí thành lập địa điểm kinh doanh tại – Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở. hoặc có thể nộp trực tiếp hoặc online qua cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc.

Sau 3 ngày làm việc, Phòng đăng kí kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi sẽ trả về hồ sơ. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Hồ sơ hợp lệ – nhận được kết quả theo bước 3;
  • Hồ sơ chưa hợp lệ – sở kế hoạch và đầu tư ra thông báo và thực hiện nộp hồ sơ lại từ đầu.
Bước 3: Nhận kết quả
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì ta đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất: 0833.102.102

Những câu hỏi liên quan thường gặp khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Những ngành nghề nào nên thành lập địa điểm kinh doanh?” answer-0=”Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh Hình thức này rất phù hợp cho kinh doanh chuỗi nhà hàng; đồ ăn nhanh; quán cafe;…” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Thành lập kinh doanh ở tỉnh khác được không?” answer-1=”Hiện nay cá nhân, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng kí thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Có cần phải lưu ý gì khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh không?” answer-2=”khi đăng kí địa điểm kinh doanh. anh chị cần lưu ý là Tên của địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, kèm theo các chữ số, ký hiệu và chữ F, J, Z, W. lưu ý tiếp theo đó là Tên riêng của địa điểm kinh doanh không được chứa cụm từ “công ty” hay “doanh nghiệp”.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm