Thủ tục đổi tên và làm lại giấy khai sinh cho con như thế nào?

bởi Tình
Thủ tục đổi tên và làm lại giấy khai sinh cho con như thế nào?

Xin chào Luật sư. Tôi là Đạt, tôi chia sẻ vấn đề thắc mắc của tôi như sau: Tôi và người yêu cũ (hiện tại là vợ anh B, họ đã có một cô con gái). Tôi nghi ngờ và yêu cầu xét nghiệm ADN để xác định cô con gái đó có phải là con của tôi hay không. Sau quá trình xét nghiệm, kết quả cô con gái đó là con ruột của mình, tôi đã khởi kiện tại Tòa án và giành được quyền nuôi con. Hiện giờ, tôi muốn làm thủ tục đổi tên và làm lại giấy khai sinh cho con thì như thế nào ạ? Rất mong nhận được hồi đáp từ phía Luật sư. Xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Thủ tục đổi tên và làm lại giấy khai sinh cho con như thế nào?” như sau:

Căn cứ pháp lý

Giấy khai sinh là gì?

Hiện nay, cách hiểu phổ biến với Giấy khai sinh là một hồ sơ quan trọng ghi lại việc ra đời của một đứa trẻ.

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 Giấy khai sinh được hiểu như sau:

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Theo quy định trên, giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cấp cho cá nhân khi đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh. Giấy khai sinh bao gồm những thông tin quan trọng cơ bản như sau:

  • Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
  • Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
  • Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Ngoài ra, trên giấy khai sinh còn thể hiện thông tin ngày cấp và nơi cấp giấy đăng ký khai sinh của cá nhân đó.

Cá nhân được quyền thay đổi tên trong trường hợp nào?

Hiến pháp quy định mọi cá nhân, tổ chức phải tôn trọng những quyền cơ bản của con người. Một trong số đó là quyền được thay đổi tên của mình.

Tại Điều 28 Bộ Luật dân sự 2015, những trường hợp cá nhân được phép yêu cầu cơ quan chức năng đổi tên, gồm:

+ Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

+ Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

+ Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

+ Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

+ Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

+ Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

Đối với trường hợp của bạn Đạt thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu đổi tên cho con vì trường hợp này thuộc “Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con“.

Thủ tục đổi tên và làm lại giấy khai sinh cho con như thế nào?

Về trình tự, thủ tục thay đổi họ, tên, theo quy định tại Số: 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Hồ sơ cần chuẩn bị 

Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bồ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

Bước 2: Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.

Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giầy tờ hợp lệ. Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.

Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh trước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.

Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bổ sung.

Thủ tục đổi tên và làm lại giấy khai sinh cho con như thế nào?
Thủ tục đổi tên và làm lại giấy khai sinh cho con như thế nào?

Bước 3: Làm lại giấy khai sinh cho con

Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung.

Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Thủ tục đổi tên và làm lại giấy khai sinh cho con như thế nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xử phạt hành chính, giải thể doanh nghiệp, mẫu xin tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Giấy khai sinh có giá trị pháp lý như thế nào?

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Hồ sơ yêu cầu đăng ký giấy khai sinh?

Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
Bản chính Giấy chứng sinh. Trong trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Những điều cần lưu ý khi thay đổi tên?

Nếu thay đổi tên cho trẻ em từ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó bằng văn bản. Văn bản này sẽ được nộp kèm trong bộ hồ sơ.
Chọn lựa tên mới phải tuân thủ quy định về cách đặt tên theo Bộ Luật dân sự 2015. Theo đó “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.”
Việc thay đổi tên sẽ làm ảnh hưởng đến những thông tin liên quan như tên trên thẻ tin dụng ngân hàng, tên trong các hồ sơ về nhân thân tại nhà trường, công ty. Do đó, sau khi được chấp nhận đổi tên mới, các bạn nên làm thủ tục cải chính thông tin để tránh những phiền phức có thể xảy ra khi tên của bạn không được nhất quán.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm