Thủ tục xin Giấy phép môi trường theo quy định năm 2022

bởi Trà Ly
Thủ tục xin Giấy phép môi trường theo quy định năm 2022

Bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của quốc gia và nhà nước. Pháp luật quy định một số dự án cần phải có giấy phép môi trường để đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm. Vậy, Thủ tục xin Giấy phép môi trường theo quy định như thế nào? Để thủ tục xin Giấy phép môi trường được thuận lợi và nhanh chóng, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Giấy phép môi trường là gì?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định Giấy phép môi trường như sau: “Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Các loại giấy phép môi trường

Có nhiều cách để phân loại giấy phép môi trường.

Căn cứ vào loại tài nguyên:

  • Đối với tài nguyên nước, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Luật tài nguyên nước 2012)
  • Đối với thủy sản có thể kể đến giấy phép khai thác thủy sản trên biển, giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam (Luật thủy sản 2017)
  • Đối với khoáng sản: Giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoảng sản (Luật khoáng sản 2010)

Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động:

  • Trong lĩnh vực giao thông vận tải: Giấy phép vận chuyển
  • Trong lĩnh vực xử lý chất thải: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
  • Trong lĩnh vực xây dựng: Giấy phép xây dựng.

Đối tượng phải có giấy phép môi trường

Theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường:

Điều 39. Đối tượng phải có giấy phép môi trường

1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Thủ tục xin Giấy phép môi trường theo quy định năm 2022
Thủ tục xin Giấy phép môi trường theo quy định năm 2022

Quy trình cấp giấy phép môi trường

Thủ tục cấp giấy phép môi trường

Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định thủ tục cấp giấy phép môi trường như sau:

Bước 1: Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ quan có thẩm quyền và thực hiện việc nộp phí thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;

+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

Bước 4: Cấp giấy phép môi trường

Theo khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ được quy định như sau:

– Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

– Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn như quy định trên phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Hồ sơ xin giấy phép môi trường

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm các giấy tờ sau:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường (Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP);

– Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

– Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường

Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường được ban hành theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Tải xuống Mẫu Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường dưới đây.

Mẫu đơn xin giấy phép môi trường

Phí thẩm định giấy phép môi trường

Các quy định chi tiết mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và phí thẩm định cấp giấy phép môi trường tại Thông tư 02/2022/TT-BTC. Căn cứ theo đó thì phí thẩm định cấp giấy phép môi trường là 45 triệu đồng. Cụ thể như sau:

  • Đối với dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm I có mức phí là 50 triệu đồng/giấy phép.
  • Đối với dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm II hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh thì có mức phí 45 triệu đồng/giấy phép.

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường

Điều 41. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:

a) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:

a) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;

c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Thời hạn cấp giấy phép môi trường

Theo Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:

4. Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:

a) 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;

b) 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

c) 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;

d) Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).

Xin giấy phép môi trường ở đâu?

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ sau đây:

  • Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
  • Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận
  • Sở Xây dựng
  • Sở Giao thông vận tải
  • Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố…

Dịch vụ xin cấp giấy phép môi trường của Luật sư X

Luật sư X cung cấp dịch vụ trọn gói nên không phát sinh chi phí. Đảm bảo cấp giấy phép môi trường cho khách hàng. Đảm bảo hoàn tiền 100% nếu không được cấp giấy phép. Nó được ghi rõ ràng trong hợp đồng đã ký.

Trên đây là thông tin về thủ tục dịch vụ xin giấy phép môi trường. Nói chung, đây là một thủ tục rất phức tạp. Các cá nhân, tổ chức tìm đến dịch vụ của các công ty có uy tín, kinh nghiệm để thực hiện các thủ tục một cách nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn kém chi phí.

Luật sư X hoàn tất thủ tục xin giấy phép môi trường của công ty. Tùy thuộc vào lĩnh vực dự án và ngành nghề, chúng tôi tư vấn lập hồ sơ, nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước, giám sát và lấy kết quả đánh giá tác động môi trường cho chủ giấy phép. Nếu bạn vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép, hoặc gặp nhiều vấn đề khác làm chậm quá trình, hãy liên hệ ngay với Luật sư X.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục Giấy phép môi trường theo quy định năm 2022” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; đăng ký lại giấy khai sinh bị mất; mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Trích lục hồ sơ địa chính; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm cấp giấy phép môi trường là khi nào?

– Những dự án thuộc đối tượng lập ĐTM, phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình hệ thống xử lý nước thải.
– Những dự án không thuộc đối tượng lập ĐTM, phải có giấy phép môi trường trước khi cơ quan chuyên môn ban hành các văn bản như phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt kế hoạch thăm dò,…
– Dự án không thuộc đối tượng phải thẩm định báo cáo cứu khả thi theo quy định pháp luật về xây dựng thì phải xin giấy phép môi trường trước khi cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng của cơ quan chuyên môn.
– Dự án đã đi vào hoạt động chính thức trước ngày luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thì phải hoàn thành giấy phép môi trường trong 36 ngày kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành. 

Giấy phép môi trường gồm những nội dung gì?

Căn cứ Khoản 1, khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Giấy phép môi trường gồm những nội dung sau:
– Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
– Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
+ Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
+ Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
+ Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
+ Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
+ Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm