Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam

bởi VanAnh
Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam

Xin chào LSX tôi sinh ra và lớn lên tại Úc nhưng tôi có hai quốc tịch Úc và Việt Nam bởi ông tôi là người Việt Nam và cũng có cả hai quốc tịch. Nay ông tôi đã tuổi cao sức yếu và ông tôi có một số tài sản muốn để lại cho con cháu. Tất cả di sản này đều đang ở tại Việt Nam. LSX có thể tư vấn giúp tôi về thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào không? Rất mong nhận được sự tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang mắc phải nhé.

Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Việt Nam hiện nay thì trường hợp thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người có di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết. Do vậy người nước ngoài có di sản tại Việt Nam thì sẽ theo pháp luật Việt nam. Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài như sau:

  • Người nước ngoài được thừa kế theo di chúc tài sản tại Việt Nam;
  • Người nước ngoài được hưởng giá trị của tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền và không được nhận bằng hiện vật;
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở 2014.

Hồ sơ hưởng thừa kế của người nước ngoài năm 2023

Khai nhận di sản thừa kế. Hồ sơ cần chuẩn bị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:

  • Các giấy tờ liên quan quyền sở hữu di sản của người mất (Giấy CNQSDĐ chẳng hạn)
  • Giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế (CMND, hộ khẩu)
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản (khai sinh)

Khi làm thủ tục khai nhận bắt buộc phải có những người nhận thừa kế có mặt ký tên, trường hợp người nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại.

Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài chuẩn pháp lý

Để tiến hành thừa kế di sản, người thừa kế cần tiến hành thủ tục khai nhận di sản. Việc khai nhận di sản thừa kế này nên thực hiện tại văn phòng công chứng nơi có di sản để có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế một cách hợp pháp theo đúng quy định.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người khai nhận di sản tiến hành nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan thực hiện công chứng tại nơi có bất động sản.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Cơ quan công chứng tiếp nhận hồ sơ và xử lý và thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày. Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản ở nhiều địa phương thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đó.

Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

Bước 3: Trả kết quả

Sau 15 ngày niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng thực hiện thủ tục chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 4: Thực hiện thủ tục đăng ký đất đai

Tiến hành thực hiện việc đăng ký sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài  nguyên và môi trường.

Bước 5: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và xử lý

Chuyên viên văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, chuyên viên sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, chuyên viên sẽ lập biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau quá trình kiểm tra, xác minh hiện trạng, nguồn gốc, quá trình sử dụng và xác định được việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng với quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nộp hồ sơ.

Một số lưu ý khi đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài

Trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài, nếu người thừa kế là người nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có thể chọn một trong hai cách thức sau:

Thứ nhất, một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế. Người nước ngoài có thể gửi hồ sơ như giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản,…) cho người thân ở Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng.

Người nước ngoài có thể ủy quyền cho người khác thay mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định pháp luật. Việc ủy quyền này được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống. Sau khi đã có giấy ủy quyền thì người nước ngoài gửi về nước cho người được ủy quyền và những người đồng thừa kế khác để tiến hành thủ tục khai nhận di sản.

Một vấn đề khác cần lưu ý là trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam khi nhận giá trị di sản thừa kế có quyền được chuyển số tiền đó ra nước ngoài theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối. Cụ thể, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển, mang ngoại tệ (có được do thừa kế) ra nước ngoài.

Thẩm quyền giải quyết thừa kế có yếu tố nước ngoài thuộc cơ quan nào?

Thẩm quyền giải quyết thừa kế có yếu tố nước ngoài nếu có tranh chấp đó là:

Theo tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp về thừa kế tài sản là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể, tại Điều 39 quy định những tranh chấp về thừa kế mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề “Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách hàng về sử dụng dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục thừa kế đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khai nhận di sản thừa kế tại đâu?

Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ thực hiện tại văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người chết có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người đã chết. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì nơi khai nhận di sản thừa kế sẽ xác định là văn phòng công chứng nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất.

Mẹ ở nước ngoài có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của con trai không?

Theo tinh thần Bộ luật Dân sự 2015, nếu người chết để lại di chúc hợp pháp, tài sản của người đó sẽ được chia theo di chúc; nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ thì chia theo pháp luật. Tuy vậy, Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm