Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông năm 2023

bởi Ngọc Trinh
Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông

Có thể nói xã hội ngày càng phát triển kèm với đó là nhu cầu của người dân cũng được nâng lên, trong đó phải kể đến nhu cầu gửi chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video cho nhau. Chính vì vậy và việc kinh doanh dịch vụ viễn thông cũng ngày càng được cấp tiến. Có rất nhiều dịch vụ kinh doanh viễn thông diễn ra trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên để làm được điều đó thì các doanh nghiệp, đại lý viễn thông cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật. Trong quá trình hoạt động của mình cũng có nhiều nguyên nhân, có thể là do khách quan hoặc có thể là do nguyên nhân chủ quan mà phải ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông. Vậy ngay sau đây hãy cùng LSX đi tìm hiểu các quy định pháp luật về thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông năm 2023 nhé!

Căn cứ pháp lý

Nhà nước có trách nhiệm gì trong quản lý viễn thông?

Để có thể phát triển viễn thông như hiện nay Nhà nước đã đề ra các chính sách và từ đó có thể ngày càng nâng cấp hơn. Các chính sách của nhà nước về viễn thông được quy định cụ thể trong Điều 4 Luật viễn thông 2009 cụ thể như sau:

  • Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển nhanh và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng viễn thông, đa dạng hóa dịch vụ viễn thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
  • Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành lạnh trong hoạt động viễn thông.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông; thúc đẩy việc sử dụng Internet trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế và nghiên cứu khoa học.
  • Tập trung đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
  • Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.
  • Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chính vì những chính sách được đề ra như vậy nên trách nhiệm của nhà nước đối với lĩnh vực này cũng hết sức quan trọng:

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viễn thông

– Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về viễn thông, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật về viễn thông; chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia;
  • Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông, chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia;
  • Quản lý, điều tiết thị trường viễn thông; quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và nghiệp vụ viễn thông;
  • Chủ động phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý cạnh tranh trong hoạt động thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
  • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động viễn thông;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động viễn thông;
  • Hợp tác quốc tế về viễn thông.

– Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông.

– Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông tại địa phương.

Các hình thức kinh doanh viễn thông gồm những loại nào?

Kinh doanh viễn thông bao gồm các hình thức sau:

  • Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.
  • Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
  • Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.

Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật thương mại, đại lý dịch vụ viễn thông còn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

  • Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;
  • Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này;
  • Từ chối cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
  • Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp viễn thông đó;
  • Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của chính quyền địa phương;
  • Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông.
Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông

Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định ra sao?

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 25/2011/NĐ-CP quy định cụ thể về thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:

Doanh nghiệp viễn thông không phải là doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông phải gửi hồ sơ thông báo ngừng kinh doanh dịch vụ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 60 ngày làm việc trước ngày dự định ngừng kinh doanh.

Thông báo ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông này phải bao gồm các thông tin sau:

  • Dịch vụ ngừng kinh doanh, thời gian bắt đầu ngừng kinh doanh, lý do ngừng kinh doanh, phạm vi ngừng kinh doanh;
  • Biện pháp và cam kết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan.

Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông trực tiếp liên quan đến phương tiện thiết yếu, dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường, dịch vụ viễn thông công ích nhưng không chấm dứt hoạt động phải gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết.

Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông do chấm dứt hoạt động phải gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định phương án tổ chức lại doanh nghiệp hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Trên cơ sở văn bản trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện phương án tổ chức lại hoặc phương án phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị ngừng kinh doanh hai dịch vụ viễn thông này bao gồm:

  • Đơn đề nghị ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
  • Báo cáo tình hình kinh doanh đối với dịch vụ dự kiến ngừng kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, số người sử dụng dịch vụ;
  • Biện pháp và cam kết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan;
  • Phương án tổ chức lại hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp, biện pháp bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng trong trường hợp ngừng kinh doanh do chấm dứt hoạt động.

Trường hợp phải sửa đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông do ngừng kinh doanh dịch vụ, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm yêu cầu doanh nghiệp viễn thông thực hiện việc sửa đổi giấy phép theo quy định tại các khoản 1, 3 Điều 24 Nghị định này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả của LSX đặc biệt những độc giả quan tâm đến vấn đề kinh doanh dịch vụ viễn thông. Mong rằng kiến thức pháp lý về dịch vụ viễn thông sẽ đến gần hơn với quý khách hàng qua bài viết này. Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng. Mọi thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn công bố ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông là bao lâu?

Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông ít nhất 30 ngày trước khi chính thức ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Khi ngừng kinh doanh có cần hoàn trả tài nguyên viễn thông không?

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm hoàn trả tài nguyên viễn thông đã được phân bổ đối với dịch vụ hoặc phần dịch vụ ngừng kinh doanh (nếu có).

Khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông có cần điều kiện gì không?

Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông khi được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm