Thủ tục xuất khẩu đất hiếm 2024

bởi Anh
Thủ tục xuất khẩu đất hiếm 2024

Đất đai là nguồn tài nguyên quý và không thể cải tạo được. Chúng ta thường thấy đất đai được sử dụng làm cơ sở cho cuộc sống của con người, xây dựng những công trình xây dựng, cầu đường trường trạm… Nhưng cũng có những loại đất được coi như là khoáng sản và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao. Một trong số đó phải kể đến đất hiếm. Đối với loại đất này thì định hướng chủ lực của nước ta hiện nay vẫn là xuất khẩu. Vậy thủ tục xuất khẩu đất hiếm hiện nay như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Thủ tục xuất khẩu đất hiếm 2024” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 41/2012/TT-BTC

Thế nào là đất hiếm?

Chúng ta thường hay nghe đến những loại khoáng sản như đồng, than, dầu mỏ, vàng, quặng kim loại nhưng ít ai biết rằng đất cũng có thể trở thành khoáng sản và khai thác được khoáng sản phục vụ những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống. Hiện nay Việt Nam là một trong những nước có sản lượng đất hiếm lớn trên thế giới. Lượng đất này được khai thác đầu tư để phục vụ những nhu cầu khác nhau.

Đất hiếm là một loại khoáng sản có giá trị lớn, tuy nhiên không có quá nhiều người biết đất hiếm là gì.

Do đó, để trả lời được câu hỏi đất hiếm là gì, có thể tham khảo nội dung sau:

Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì. Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:

– Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).

– Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).

Mặc dù mang tên là hiếm, các nguyên tố đất hiếm – ngoại trừ prometi có tính phóng xạ – là tương đối dồi dào trong lớp vỏ Trái Đất, với xeri là nguyên tố phổ biến thứ 25, nhiều hơn cả đồng.

Tuy nhiên, do đặc tính địa hóa học của chúng, các nguyên tố đất hiếm thường phân tán và không thường được tìm thấy tập trung trong các khoáng vật đất hiếm; kết quả là các kho quặng đất hiếm mà có thể khai thác kinh tế là ít phổ biến hơn

Thủ tục xuất khẩu đất hiếm 2024
Thủ tục xuất khẩu đất hiếm 2024

Thủ tục xuất khẩu đất hiếm 2024

Vì trữ lượng đất hiếm của nước ta hiện nay khá lớn nên việc khai thác sử dụng vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra việc chiết tách những chất có hàm lượng cao trong đất cũng cần đội ngũ trang thiết bị cùng với máy móc hiện đại. Chính vì vậy khi chúng ta khai thác thì sản lượng lớn đất hiếm này vẫn đang được phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu. Vậy thủ tục xuất khẩu đối với loại khoáng sản này hiện nay được quy định như thế nào?

Từ việc sản xuất đến việc xuất khẩu, quá trình xử lý các loại khoáng sản đặc biệt như đất hiếm đều yêu cầu tuân thủ các quy định và thủ tục nghiêm ngặt. Trong việc xuất khẩu đất hiếm, quy trình này đòi hỏi các bước cụ thể và việc thực hiện nó tương tự như các loại khoáng sản khác, như đã quy định trong Thông tư 41/2012/TT-BTC về xuất khẩu khoáng sản.

Theo đó, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm bao gồm:

– Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô hàng xuất khẩu, do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.

– Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản xuất khẩu, cụ thể là:

+ Đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực;

+ Đối với doanh nghiệp chế biến khoáng sản: Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến và Hợp đồng mua khoáng sản của doanh nghiệp khai thác khoáng sản hợp pháp hoặc chứng từ nhập khẩu khoáng sản hợp lệ (trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu khoáng sản nhập khẩu);

+ Đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản: Hợp đồng mua khoáng sản kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với doanh nghiệp hoặc chứng từ hợp lệ mua khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại;

Khi làm thủ tục thông quan, nếu Hải quan cửa khẩu có cơ sở nghi vấn lô hàng khoáng sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì có quyền vẫn cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy mẫu khoáng sản để kiểm tra lại. 

Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn thì doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu phạt theo quy định hiện hành và chịu chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu.

Doanh nghiệp khi làm thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm, ngoài việc thực hiện các quy định của Hải quan còn phải xuất trình các loại giấy tờ trên.

Mời bạn xem thêm: Lỗi không gương chiếu hậu xe máy phạt bao nhiêu

Thủ tục xuất khẩu đất hiếm 2024
Thủ tục xuất khẩu đất hiếm 2024

Khi khai thác đất hiếm có cần đánh giá tác động môi trường không?

Bất kì một loại khoáng sản nào cũng có những quy định riêng về khai thác một trong những quy định đó có quy định liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường. Trước khi tiến hành quá trình khai thác đất hiếm, thì việc đánh giá những tác động liên quan đến môi trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Mặc dù đây là nguồn tài nguyên quý hiếm, nhưng quá trình khai thác đất hiếm có thể tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Điều này khiến cho việc đánh giá tác động môi trường khi khai thác đất hiếm là rất quan trọng.

Theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:

“Điều 30. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.”

Theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư như sau:

“Điều 28. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư

3. Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Thủ tục xuất khẩu đất hiếm 2024. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ai sẽ thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án khai thác đất hiếm?

Theo Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
Thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Theo đó, việc đánh giá tác động môi trường sẽ do chủ dự án đầu tư thực hiện hoặc có thể thực hiện thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện

Điều kiện xuất khẩu đất hiếm trong thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 41/2012/TT-BTC quy định về xuất khẩu khoáng sản sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2016/TT-BTC và Điều 5 Thông tư 13/2020/TT-BTC
Theo đó, điều kiện xuất khẩu đất hiếm trong thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm l
– Chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất khẩu khoáng sản. 
– Khoáng sản được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Đã qua chế biến và có tên trong Danh mục;.
+ Đạt tiêu chuẩn chất lượng không thấp hơn quy định;
+ Có nguồn gốc hợp pháp, cụ thể là: Được khai thác từ các mỏ, điểm mỏ có Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, còn hiệu lực hoặc được nhập khẩu hợp pháp hoặc do cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
Khoáng sản nhập khẩu (để tái xuất hoặc để chế biến phục vụ xuất khẩu) được coi là hợp pháp khi có Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu (bản sao có chứng thực theo quy định).
Đối với khoáng sản tịch thu, phát mại, phải có các chứng từ sau: Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ, Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu bán đấu giá (bản sao có chứng thực theo quy định).
Như vậy, muốn thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm phải đáp ứng những điều kiện trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm