Tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới 2023

bởi Anh
Tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Xin chào Luật sư, hiện tôi muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Trước đây tôi sống ở Bình Dương và đăng ký khám chữa bệnh tại đó. Nhưng nay tôi đã chuyển ra Sài Gòn để sinh sống và làm việc nhưng bảo hiểm của tôi hiện vẫn ghi nhận nơi khám chữa bệnh ở Bình Dương. Bảo hiểm này tôi mới mua được 2 tháng nên muốn thực hiện đổi luôn tránh khi cần lại không thể sử dụng. Luật sư cho tôi hỏi, thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cần những giấy tờ gì? Và tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu được quy định như thế nào?

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho LSX, vấn đề của bạn dẽ được chúng tôi trình bày qua bài viết “Tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu-tải xuống mẫu

Nơi khám chữa bệnh ban đầu là nơi khám chữa bệnh được ghi nhận trên bảo hiểm y tế. Nơi khám chữa bệnh ban đầu thường được chọn là những bệnh viện cấp thành phố ở địa phương người tham gia bảo hiểm y tế sinh sống. Điều này sẽ giúp cho việc khám chữa bệnh trở nên thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian chi phí cho người khám chữa bệnh. Nhưng trong một số trường hợp thì người tham gia bảo hiểm y tế lại muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Thủ tục này yêu cầu phải có tờ khai theo mẫu quy định. Vậy mẫu tờ khai hiện nay được quy định như thế nào?

Mẫu TK1-TS

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 505/QĐ-BHXH

 ngày 27/03/2020 của BHXH Việt Nam)

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

TỜ KHAI

THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

I. Áp dụng đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH do cơ quan BHXH cấp

[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa):……………………………… [02]. Giới tính:……………

[03]. Ngày, tháng, năm sinh:……… /………….. /…………… [04]. Quốc tịch:……………

[05]. Dân tộc:……………………. [06]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:…………………………

[07]. Điện thoại:…………………… [08]. Email (nếu có):………………………………

[09]. Nơi đăng ký khai sinh: [09.1]. Xã:…… [09.2]. Huyện:……….. [09.3]. Tỉnh:…………….

[10]. Họ tên cha/mẹ/giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi): ……………………………………………..

[11]. Địa chỉ nhận kết quả: [11.1]. Số nhà, đường/phố, thôn/xóm:……………………………

[11.2]. Xã:…………………… [11.3]. Huyện:…………………….. [11.4]. Tỉnh:……………..

[12]. Kê khai Phụ lục Thành viên hộ gia đình (phụ lục kèm theo) đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH và người tham gia BHYT theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng.

II. Áp dụng đối với người tham gia đã có mã số BHXH đề nghị đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT

[13]. Mã số BHXH:………………………………….. [14]. Điều chỉnh thông tin cá nhân:

[14.1]. Họ và tên (viết chữ in hoa):…………………………… [14.2]. Giới tính:…………

[14.3]. Ngày, tháng, năm sinh: ……….. /………….. /……. [14.4]. Nơi đăng ký khai sinh:

Xã………………….. Huyện:……………………………… Tỉnh:…………………………….

[14.5]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:………………………………………………

[15]. Mức tiền đóng: ………………….  [16]. Phương thức đóng:………………………..

[17]. Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu: …………………………………………………

[18]. Nội dung thay đổi, yêu cầu khác: ………………. ……………………………… 

………………………….. ……………………………… ………………………. …………………….

[19]. Hồ sơ kèm theo (nếu có): ……………………………. ……………………. …………… ………………

……………………… …………………………………. ……………. ………………………. ………………

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ                                        ………, ngày …… tháng …… năm ………

…………………… ………                                                        Người kê khai

…………………… ………                                            …………………… ………   

…………………… ………                                             …………………… ………   

PHỤ LỤC THÀNH VIÊN HỘ GIA ĐÌNH

(Áp dụng đối với: Người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH; Người tham gia BHYT theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng;

Trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện cấp thẻ BHYT liên thông dữ liệu với Bộ Tư pháp)

Họ và tên chủ hộ:…………………………… Số sổ hộ khẩu (Số sổ tạm trú):…………….. …………………

Mã số hộ gia đình:…………………………. Điện thoại liên hệ:…………………….. ………………

Địa chỉ theo sổ hộ khẩu (sổ tạm trú): Số nhà, đường phố, tập thể:…………………….. …………….

Thôn (bản, tổ dân phố):………………………….. Xã (phường, thị trấn):…………… ……………………

Huyện (quận, Tx, Tp thuộc tỉnh):…………. Tỉnh (Tp thuộc Trung ương):…………………….. ..

Bảng thông tin thành viên hộ gia đình:

SttHọ và tênMã số BHXHNgày tháng năm sinhGiới tínhQuốc tịchDân tộcNơi đăng ký khai sinhMối quan hệ với chủ hộSố CMND/ CCCD/ Hộ chiếuGhi chúAB123456789                                            

….…., ngày…. tháng …….. năm …….

Người kê khai

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [16.75 KB]

Hướng dẫn soạn thảo tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu là mẫu TK1-TS1. Đây là mẫu tờ khai thường được sử dụng trong việc thay đổi thông tin của bảo hiểm xã hội. Vì không phải là loại giấy tờ chỉ dành cho việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu nên việc điền thông tin vào tờ khai TK1-TS1 đôi khi cũng khá khó khăn. Biết được điều đó LSX xin gửi đến bạn hướng dẫn chi tiết cách điền tờ khai TK1-TS1. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin này và sử dụng tờ khai linh hoạt theo nhu cầu của mình.

Trường hợp người lao động lần đầu tham gia BHXH, chưa có mã số BHXH thì kê khai từ mục [1] đến mục [13] của mẫu TK1-TS:

Mục [1] của TK1-TS: ghi đầy đủ họ và tên tiếng Việt có dấu và in hoa.

Mục [2] của TK1-TS: Ngày, tháng, năm sinh căn cứ vào các giấy tờ lý lịch cá nhân như giấy khai sinh, chứng minh thư, căn cước công dân. Người kê khai ghi theo lịch Quốc tế, không ghi ngày sinh Âm lịch.

Mục [3] của TK1-TS: giới tính cũng ghi theo giấy khai sinh hoặc giấy tờ cá nhân.

Mục [4] của TK1-TS: quốc tịch của người tham gia BHXH.

Mục [5] của TK1-TS: ghi dân tộc theo giấy khai sinh hoặc theo chứng minh thư, căn cước công dân.

Mục [6] của TK1-TS: nơi đăng ký giấy khai sinh, ghi theo hộ khẩu, giấy khai sinh.

Mục [7] của TK1-TS: địa chỉ nhận kết quả, có thể lấy địa chỉ nơi ở hoặc địa chỉ đơn vị làm việc.

Mục [8] của TK1-TS: ghi số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Mục [9] của TK1-TS: ghi số điện thoại liên hệ nếu có đăng ký.

Mục [10] của TK1-TS: đối với trẻ em dưới 6 tuổi, cần ghi tên cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Mục [11] của TK1-TS: mức tiền đóng Bảo hiểm xã hội.

Mục [12] của TK1-TS: ghi phương thức đóng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Mục [13] của TK1-TS: ghi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu theo danh sách của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành. Lưu ý chọn những cơ sở còn nhận khám chữa bệnh, tránh những cơ sở đã bị đầy.

Kê khai thông tin trong trường hợp đã có mã số BHXH

Đối với những người đã có mã số BHXH, mẫu TK1-TS thường được sử dụng để thay đổi, điều chỉnh thông tin tham gia BHXH:

Mục [1] và [2]: ghi thông tin họ tên, ngày, tháng, năm sinh như hướng dẫn ở phần 1 của mẫu TK1-TS.

Mục [3]: điền mã số BHXH của người tham gia.

Mục [4]: ghi các nội dung cần yêu cầu thay đổi, điều chỉnh như thông tin cá nhân, nơi khám chữa bệnh ban đầu,…

Mục [5]: kê khai các giấy tờ kèm theo để làm căn cứ điều chỉnh thông tin.

Tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Những lưu ý khi sử dụng mẫu tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Mẫu tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh cũng có một vài lưu ý nhất định khi sử dụng. Thông thường mẫu sẽ được in sẵn tại cơ quan bảo hiểm xã hội, nếu bạn muốn điền trước thông tin tại nhà có thể tải mẫu TK1-TS1 của chúng tôi và làm theo hướng dẫn bên trên. Mẫu phải được in đúng form, không mờ, không rách. Mẫu sẽ được sử dụng đối với nhiều trường hợp khác nhau khi thay đổi thông tin của bảo hiểm xã hội nên bạn có thể in nhiều mẫu để thuận tiện sử dụng trong nhiều lần. Ngoài ra khi sử dụng mẫu còn có những lưu ý sau:

Mẫu TK1-TS là mẫu tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT được sử dụng trong trường hợp người tham gia BHXH, BHYT chưa được cấp mã số BHXH và trong trường hợp thay đổi thông tin BHXH, BHYT. 

Mục đích của mẫu TK1-TS:

  • Dùng kê khai các thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và thành viên Hộ gia đình khi không có mã số BHXH.
  • Dùng kê khai khi có yêu cầu điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN như: nhân thân, chức danh nghề, phương thức đóng, nơi đăng ký KCB ban đầu…

Trách nhiệm lập Mẫu TK1-TS thuộc về các đối tượng bao gồm:

  • Người tham gia BHXH, BHYT;
  • Cha/mẹ/người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi và người mất khả năng hành vi) của người tham gia cần đăng ký điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT;

Khi lập người lập cần căn cứ vào mục đích của mình để thực hiện điền các thông tin theo mẫu:

  • Mục I: Áp dụng đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH bắt buộc kê khai từ chỉ tiêu [1] đến chỉ tiêu [11] (trừ chỉ tiêu [8] để tham gia BHXH, BHYT.
  • Mục II: Áp dụng đối với người tham gia tra đã có mã số BHXH đề nghị đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tờ khai thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như an phí dân sự tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mục đích của mẫu TK1-TS thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu?

Mục đích của mẫu TK1-TS:
Dùng kê khai các thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và thành viên Hộ gia đình khi không có mã số BHXH.
Dùng kê khai khi có yêu cầu điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN như: nhân thân, chức danh nghề, phương thức đóng, nơi đăng ký KCB ban đầu…

Trách nhiệm lập Mẫu TK1-TS thuộc về ai?

Trách nhiệm lập Mẫu TK1-TS thuộc về các đối tượng bao gồm:
Người tham gia BHXH, BHYT;
Cha/mẹ/người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi và người mất khả năng hành vi) của người tham gia cần đăng ký điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT;

Điền thông tin mẫu TK1-TS1 như thế nào?

Khi lập người lập cần căn cứ vào mục đích của mình để thực hiện điền các thông tin theo mẫu:
Mục I: Áp dụng đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH bắt buộc kê khai từ chỉ tiêu [1] đến chỉ tiêu [11] (trừ chỉ tiêu [8] để tham gia BHXH, BHYT.
Mục II: Áp dụng đối với người tham gia tra đã có mã số BHXH đề nghị đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm