Quy trình thanh toán séc diễn ra như thế nào năm 2023?

bởi Ngọc Gấm
Quy trình thanh toán séc diễn ra như thế nào?

Chào Luật sư, để thuận tiện giao dịch nên năm 2022 tôi có đăng ký thanh toán giao dịch thông qua hình thức thanh toán séc tại ngân hàng Vietinbank tuy nhiên trong 01 năm đầu đăng ký giao dịch tôi không có sử dụng đến nó dẫn đến khi nay tôi cần thực hiện giao dịch quan séc lại quên mất quy trình thanh toán. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi quy trình thanh toán séc diễn ra như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc quy trình thanh toán séc diễn ra như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 22/2015/TT-NHNN

Séc là gì? Séc bảo chi là gì?

Séc là một loại giấy tờ có giá được thiết lập bởi một tổ chức tín dụng nào đó ở Việt Nam mà cụ thể ở đây chính là ngân hàng. Hình thức của séc khá giống với hình thức uỷ nhiệm chi là điều thực hiện việc trích một số tiền trong tài khoản để tiến hành thanh toán một số tiền nhất định cho người được thụ hưởng. Tuy nhiên séc khác với uỷ nhiệm chi ở một chổ đó chính là người thực hiện, người thực hiện séc phải là người đã thực hiện đăng ký thanh toán séc tại ngân hàng. Chính vì thế khi đăng ký thực hiện thanh toán séc phải hết sức lưu ý.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định như sau:

Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 9 Điều 3 Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định về séc như sau:

– Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

– Bảo chi séc là việc người bị ký phát bảo đảm khả năng thanh toán cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình trong thời hạn xuất trình đòi thanh toán,

Có mấy loại séc hiện nay?

Có rất nhiều các phân loại séc tại Việt Nam hiện nay, dựa theo Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 ta thấy được séc được phân loại theo hai cách. Nếu căn cứ vào hình thức chi trả thì séc có 03 loại là séc trả tiền vào tài khoản và séc trả tiền mặt. Còn nếu căn cứ vào hình thức ghi trên tờ séc thì séc sẽ chia làm 02 loại là séc gạch chéo không ghi tên và séc gạch chéo có ghi tên.

Theo quy định tại Điều 61 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về séc trả tiền vào tài khoản và séc trả tiền mặt như sau:

– Người ký phát séc hoặc người chuyển nhượng séc có thể không cho phép thanh toán séc bằng tiền mặt bằng cách ghi trên séc cụm từ ”trả vào tài khoản”. Trong trường hợp này, người bị ký phát chỉ được chuyển số tiền ghi trên séc đó vào tài khoản của người thụ hưởng mà không được phép trả bằng tiền mặt, kể cả trường hợp cụm từ “trả vào tài khoản” bị gạch bỏ.

– Trường hợp séc không ghi cụm từ ”trả vào tài khoản” thì người bị ký phát thanh toán séc cho người thụ hưởng bằng tiền mặt.

Theo quy định tại Điều 62 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về séc gạch chéo không ghi tên và séc gạch chéo có ghi tên như sau:

– Người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc có thể quy định séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng bị ký phát bằng cách vạch lên trên séc hai gạch chéo song song.

– Người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc có thể quy định séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng cụ thể hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng đó bằng cách vạch lên trên séc hai gạch chéo song song và ghi tên của ngân hàng đó giữa hai gạch chéo này. Séc có tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo sẽ không có giá trị thanh toán, trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo là ngân hàng thu hộ.

Quy trình thanh toán séc diễn ra như thế nào?
Quy trình thanh toán séc diễn ra như thế nào?

Quy trình thanh toán séc diễn ra như thế nào?

Quy trình thanh toán séc diễn ra tại các ngân hàng khác nhau tại Việt Nam sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên tựu trong lại là khi tiến hành thanh toán séc tại các ngân hàng, người dân Việt Nam sẽ trải qua 04 bước cơ bản đó chính là bước 1 là tiến hành đăng ký thanh toán séc tại ngân hàng để đảm bảo việc được thực hiện giao dịch thanh toán qua séc, bước 2 điền tờ séc, bước 3 ký tên và bước 4 là tiến hành di chuyển đến ngân hàng và thực hiện giao dịch.

  • Bước 1: Tiến hành đăng ký thanh toán séc tại ngân hàng.

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định về việc lập và ký phát séc như sau:

– Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị ký phát cung ứng; nếu séc được lập trên mẫu séc trắng không phải do người bị ký phát cung ứng, thì người bị ký phát có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó.

  • Bước 2: Điền tờ séc.

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định về việc lập và ký phát séc như sau:

Những yếu tố trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì hoặc các loại mực đỏ, mực dễ bay màu, không sửa chữa, tẩy xóa. Chữ viết trên séc là tiếng Việt. Trường hợp séc có yếu tố nước ngoài thì séc có thể sử dụng tiếng nước ngoài theo thỏa thuận của các bên.

– Số tiền được ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc.

– Số tiền bằng số trên séc là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.

– Số tiền bằng chữ phải viết rõ ràng: chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữ (khác dòng) vào giữa hai chữ viết liền nhau trên séc.

– Địa điểm thanh toán là nơi mà tờ séc được thanh toán và do người bị ký phát quy định. Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán thì tờ séc được thanh toán tại bất kỳ địa điểm kinh doanh nào của người bị ký phát.

– Ngày ký phát là ngày mà người ký phát ghi trên tờ séc và phải ghi bằng số.

– Chữ ký của người ký phát là chữ ký bằng tay trực tiếp trên tờ séc của người có quyền và nghĩa vụ đối với tờ séc hoặc người được ủy quyền lập và ký phát séc. Chữ ký của người ký phát phải bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ ký mẫu đã đăng ký tại người bị ký phát, kèm theo họ tên và theo dấu (nếu có) của tổ chức trong trường hợp séc do người đại diện hợp pháp của tổ chức ký hoặc chữ ký điện tử (trường hợp xử lý thanh toán bằng điện tử).

  • Bước 3: Ký tên vào tờ séc đã điền thông tin.

Sau khi hoàn thành các bước điền thông tin trên một tờ séc thì bạn sẽ tiến hành bước ký tên. Tuy nhiên lưu ý rằng chữ ký của bạn ký trên tờ séc phải giống như chữ ký mà bạn đã đăng ký với phía ngân hàng.

  • Bước 4: Tiến hành di chuyển đến ngân hàng và thực hiện giao dịch

Sau khi hoàn tất tờ séc thì bạn sẽ tiến hành di chuyển đến ngân hàng và thực hiện giao dịch mà bạn đã ghi trên tờ séc.

Thời hạn xuất trình của tờ séc để thanh toán séc

Thời hạn xuất trình của tờ séc để thanh toán séc tại Việt Nam trong vòng 01 tháng tức 30 ngày kể từ ngày tờ séc đã được điền đầy đủ các thông tin và có sự ký nhận của người chủ đăng ký thanh toán séc tại các ngân hàng. Chính vì thế khi tiến hành phát hành một tờ séc cho một ai đó thì phải tranh thủ di chuyển đến các ngân hàng để tiến hành làm thủ tục chuyển tiền cho người cần thụ hưởng.

Theo quy định tại Điều 69 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc và địa điểm xuất trình như sau:

– Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là ba mươi ngày, kể từ ngày ký phát.

Người thụ hưởng được xuất trình yêu cầu thanh toán séc muộn hơn, nếu việc chậm xuất trình do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra. Thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán.

Trong thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán, séc phải được xuất trình để thanh toán tại địa điểm thanh toán quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều 58 của Luật này hoặc tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc nếu được thanh toán qua Trung tâm này.

Việc xuất trình séc để thanh toán được coi là hợp lệ khi séc được người thụ hưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người thụ hưởng xuất trình tại địa điểm thanh toán quy định tại khoản 3 Điều này.

Người thụ hưởng có thể xuất trình séc để thanh toán theo hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng. Việc xác định thời điểm xuất trình séc để thanh toán được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề “Quy trình thanh toán séc diễn ra như thế nào?“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu cam kết bảo hành của nhà thầu, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Truy đòi do séc không được thanh toán như thế nào?

– Trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán một phần hay toàn bộ số tiền ghi trên séc theo quy định của Thông tư này, người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền mình được hưởng hợp pháp. Đối tượng, số tiền, cách thức và thủ tục truy đòi áp dụng theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 của Luật Các công cụ chuyển nhượng.
– Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng trước mình.

Đình chỉ thanh toán séc như thế nào?

– Người ký phát có quyền yêu cầu đình chỉ thanh toán séc mà mình đã ký phát bằng việc thông báo bằng văn bản cho người bị ký phát yêu cầu đình chỉ thanh toán séc khi séc này được xuất trình yêu cầu thanh toán. Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật này.
– Người ký phát có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên séc sau khi séc bị người bị ký phát từ chối thanh toán theo thông báo đình chỉ thanh toán của mình.

Quyền và nghĩa vụ của người ký phát?

– Người ký phát có quyền yêu cầu đình chỉ thanh toán séc mà mình đã ký phát bằng việc thông báo bằng văn bản cho người bị ký phát yêu cầu đình chỉ thanh toán séc khi séc này được xuất trình yêu cầu thanh toán. Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực sau thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Thông tư này mà người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền chưa xuất trình tờ séc để thanh toán séc tại người bị ký phát.
– Ký phát séc theo đúng quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
– Bảo đảm có đủ khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình. Khả năng thanh toán là số dư trên tài khoản thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người ký phát được phép sử dụng theo thỏa thuận với người bị ký phát.
– Trường hợp tờ séc lập không đúng quy định bị từ chối thanh toán, nếu người thụ hưởng yêu cầu thì người ký phát có nghĩa vụ ký phát tờ séc khác thay thế ngay trong ngày được yêu cầu hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày được yêu cầu đó.
– Trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán một phần hay toàn bộ do người ký phát không đủ khả năng thanh toán số tiền trên séc, người ký phát phải hoàn trả không điều kiện số tiền bị truy đòi trên séc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm