Tội quấy rối làm phiền người khác bị xử lý như thế nào?

bởi Thanh Thủy
Tội quấy rối làm phiền người khác

Trong thực tế, những hành vi quấy rối người khác qua điện thoại; cụ thể như quấy rối bằng tin nhắn điện thoại; hành vi quấy rối tình dục; hành vi quấy rối trật tự công cộng xảy ra ngày càng nhiều. Vậy ” tội quấy rối làm phiền người khác” được quy định như thế nào?.

Chào luật sư, hiện nay một ngày tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi giới thiệu; quảng cáo sản phẩm dịch vụ và mời mua bảo hiểm nhân thọ, căn hộ, suất du lịch nghỉ dưỡng .… và đồng thời tôi còn bị chửi khi không mua hoặc không thể tiếp tục nói chuyện với họ. Tôi rất bức xúc về việc thông tin của tôi bị lộ ra bên ngoài và việc bị làm phiền cả ngày; khiến năng suất làm việc của tôi bị giảm sút, cuộc sống bị quấy nhiễu. Tôi không biết hiện nay; tội quấy rối làm phiền người khác qua điện thoại sẽ bị xử lí như thế nào?. Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự năm 2015

Tội quấy rối làm phiền người khác

Trong thực tế, những hành vi quấy rối người khác qua điện thoại; cụ thể như quấy rối bằng tin nhắn điện thoại; hành vi quấy rối tình dục; hành vi quấy rối trật tự công cộng xảy ra ngày càng nhiều.

Hành vi quấy rối người khác qua điện thoại

Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Viễn thông năm 2009  thì; các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông như sau: “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống; xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.
Do đó, hành vi quấy rối người khác qua điện thoại; là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm. Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi gọi điện quấy rối; mà hành vi này có thể chỉ bị xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ tại Điểm g) Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; quy định như sau:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với một trong các hành vi sau: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số; nhằm đe dọa quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín; của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.”

Như vậy, các đối tượng nào lợi dụng thư điện tử, tin nhắn, cuộc gọi để đe dọa; quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín; của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác theo Luật Viễn thông; có thể bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. 

Tội quấy rối làm phiền người khác bị xử lý như thế nào?
Tội quấy rối làm phiền người khác

Tội quấy rối tình dục hình phạt như thế nào?

Mặc dù những hành vi này không đến mức bị chịu trách nhiệm hình sự; về các tội như hiếp dâm, cưỡng dâm hay dâm ô người dưới 16 tuổi…;nhưng những hành vi này có thể bị xử lý hành chính theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ- CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác; trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

Theo đó, người có hành vi quấy rối tình dục; thì có thể bị xử lí vi phạm hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Tội quấy rối trật tự công cộng

Hành vi quấy rối trật tự trong thực tế rất đa dạng; và tùy thuộc vào tính chất, mức độ của các hành vi khác nhau; mà chịu hình thức xử phạt khác nhau. Cụ thể, về hành vi quấy rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 144/2021/ND-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; Phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng ngừa và kiểm soát bạo lực gia đình.

Tội quấy rối làm phiền người khác bị xử phạt hình sự như thế nào?

Phụ thuộc vào tính chất và mức độ hành vi quấy rối mà người có hành vi quấy rối; có thể phải phạm những tội trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017.

Nếu hành vi quấy rối này vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của người khác; theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017; sẽ bị cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc cải không giam giữ tới 3 năm. Trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; hoặc khung hình phạt nặng hơn, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi.

Trường hợp 2: Tội vu khống 156 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017.

Trong trường hợp hành vi quấy rối này đủ yếu tố cấu thành tội vu khống; được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017; cụ thể đó là hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật; nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác; thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu; phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Trường hợp ba: Tội gây rối trật tự công cộng (Theo điều 318 Bộ luật hình sự)

Hành vi quấy rối người khác ở công cộng có thể bị trừng phạt; vì gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự. Những người có hành vi gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng xấu đến an ninh và trật tự; đã bị xử phạt hành chính đối với hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này và chưa bị xóa sổ hồ sơ tội phạm. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng; cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trường hợp bốn: Đối với các hành vi quấy rối tình dục; tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hậu quả; các hành vi có thể cấu thành tội hiếp dâm; hiếp dâm hoặc cưỡng dâm đối với những người dưới 16 tuổi; có quan hệ tình dục hoặc thực hiện hành vi giao cấu khác; với những người trong độ tuổi 13 và dưới 16 (Điều 141 đến 146 của Bộ luật hình sự).

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Tội quấy rối làm phiền người khác” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tạm dừng công ty;  Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khi bị quấy rối làm phiền qua điện thoại thì làm thế nào?

Trước hết, chúng ta cần lưu lại toàn bộ tin nhắn với nội dung vu khống, quấy rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Sau đó, chúng ta báo cáo với doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở thông tin và truyền thông địa phương để xác minh và yêu cầu giải quyết.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc quấy rối qua điện thoại, doanh nghiệp viễn thông sẽ tiến hành theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối. Nếu chủ thuê bao quấy rối cố tình vi phạm, doanh nghiệp đó ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời báo cáo kết quả cho Sở Thông tin và Truyền thông địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định. Đồng thời chúng ta cũng có thể báo cáo sự việc lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý vi phạm hành chính hoặc báo cho Cơ quan điều tra để cơ quan này xem xét, điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.

Tội quấy rối làm phiền người khác có bị đi tù không?

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi quấy rối mà người thực hiện hành vi này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với những tội danh cụ thể khác nhau. 
Cụ thể, người thực hiện hành vi quấy rối có thể bị xử phạt về tội làm nhục người khác, tội vu khống theo Điều 155, 156 Bộ luật hình sự hiện hành (BLHS 2015 sửa đổi 2017).
Theo đó, nếu hành vi quấy rối này vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của người khác, sẽ bị cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc cải cách không giam giữ tới 3 năm, trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng (như phạm tội 2 lần trở lên, đối với 2 người trở lên…) thì có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm hoặc khung hình phạt nặng hơn, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi (Điều 155 BLHS).
Trong trường hợp hành vi quấy rối này đủ yếu tố cấu thành tội vu khống, cụ thể đó là hành vi bịa đặt hoặc an truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.. (Điều 156 BLHS).

Quấy rối người khác gồm những hành vi như thế nào?

những hành vi quấy rối người khác gồm những hành vi như: quấy rối qua điện thoại, cụ thể như quấy rối bằng tin nhắn điện thoại; hành vi quấy rối tình dục; hành vi quấy rối trật tự công cộng

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm