Tội quấy rối người khác qua điện thoại có bị đi tù không?

bởi Thanh Thủy
Tội quấy rối người khác qua điện thoại

Việc quấy rối qua điện thoại hiện nay diễn ra khá phổ biến. Mỗi tháng có khoảng 10.000 số điện thoại quấy nhiễu hàng triệu người với hàng triệu cuộc gọi “rác” giới thiệu, quảng cáo sản phẩm dịch vụ và mời mua bảo hiểm nhân thọ, căn hộ, suất du lịch nghỉ dưỡng .v.v… khiến không ít người cảm thấy mệt mỏi. Vậy ” tội quấy rối người khác qua điện thoại” hiện nay được quy định như thế nào?

Chào luật sư, khoảng 1 tháng gần đây em nhận được điện thoại của công ty tài chính gọi hỏi em có phải người nhà của A khách hàng của họ. Mặc dù đã giải thích không phải nhiều lần song bên quý công ty vẫn liên tục gọi điện làm phiền thậm chí có lời sỉ vả cho rằng em nói dối sau nhiều lần như vậy dù đã biết chủ nhân số điện thoại là em và không có quan hệ gì với khách hàng P của họ song bên công ty vẫn liên tục gọi điện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như đời sống của em. Vậy luật sư cho em hỏi hành vi của công ty họ có được cho là quấy rối không và em có thể kiện họ không?.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Tội quấy rối người khác qua điện thoại

Theo Luật Viễn thông năm 2009 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông như sau: 

Điều 12. Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông

1. Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

2. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.

3. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.

4. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

5. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.

6. Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.

Như vậy, heo quy định của Luật Viễn thông, hành vi đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân là hành vi bị nghiêm cấm. Do vậy, việc cá nhân nào đó có hành vi dùng điện thoại, các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, làm nhục … người khác thì tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Tội quấy rối người khác qua điện thoại có bị đi tug không?
Tội quấy rối người khác qua điện thoại

Tội quấy rối người khác qua điện thoại bị xử phạt như thế nào?

Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Chủ thể quấy rối có thể bị xử lý bởi các biện pháp khác nhau tùy từng mức độ khác nhau.

Xử phạt hành chính

Hành vi quấy rối người khác qua điện thoại bị xử lý hành chính như sau:

Căn cứ tại Điểm g) Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; quy định như sau:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với một trong các hành vi sau: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số; nhằm đe dọa quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín; của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.”

Như vậy, các đối tượng nào lợi dụng thư điện tử, tin nhắn, cuộc gọi để đe dọa; quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín; của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác theo Luật Viễn thông; có thể bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. 

Ngoài ra, hành vi này có thể bị xử lý hành chính theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

Theo đó, người có hành vi quấy rối người khác qua điện thoại; thì có thể bị xử lí vi phạm hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự 

Ngoài ra, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) hoặc vu khống người khác (Điều 156 BLHS), tùy vào mức độ, tính chất và có đủ căn cứ, hành vi quấy rối qua điện thoại sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định tại Bộ luật Hình sự:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những biện pháp xử lý tội quấy rối người khác qua điện thoại khác nhau.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Tội quấy rối người khác qua điện thoại” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; tạm ngừng công ty;  Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hành vi quấy rối người khác qua điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP thì người nào cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Khi bị quấy rối qua điện thoại thì làm thế nào?

Trước hết, chúng ta cần lưu lại toàn bộ tin nhắn với nội dung vu khống, quấy rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Sau đó, chúng ta báo cáo với doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở thông tin và truyền thông địa phương để xác minh và yêu cầu giải quyết.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc quấy rối qua điện thoại, doanh nghiệp viễn thông sẽ tiến hành theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối. Nếu chủ thuê bao quấy rối cố tình vi phạm, doanh nghiệp đó ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời báo cáo kết quả cho Sở Thông tin và Truyền thông địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định. Đồng thời chúng ta cũng có thể báo cáo sự việc lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý vi phạm hành chính hoặc báo cho Cơ quan điều tra để cơ quan này xem xét, điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.

Khi bị quấy rối qua điện thoại có thể báo cáo lên cơ quan nào để được xử lý?

Người bị quấy rối có thể báo (trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hoặc thư điện tử) cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm