Tội rửa tiền phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

bởi Thanh Loan
Tội rửa tiền phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

Hiện nay, hành vi tham ô, tham nhũng xuất hiện này càng nhiều bởi lòng tham con người quá lớn. Để bao che, che giấu cho hành vi tham nhũng, tham ô tiền của tài sản người ta thường sử dung các hình thức trá hình qua việc rửa tiền “bẩn” thành tiền “sạch”.Rửa tiền được hiểu là gì? Tội rửa tiền bị phạt tù bao nhiêu năm theo quy định? Quy trình rửa tiền hiện nay được thực hiện dưới hình thức như thế nào? Đây là những câu hỏi nhiều người thắc mắc, quan tâm. Để giải đáp được, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X.

Rửa tiền là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. 

Căn cứ quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), các hành vi được quy định là rửa tiền bao gồm:

  • Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
  • Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
  • Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
  • Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
  • Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
  • Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Trong đó:

  • Tiền sử dụng trong hoạt động rửa tiền bao gồm Việt Nam đồng, ngoại tệ; có thể là tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản.
  • Tài sản trong hoạt động rửa tiền bao gồm vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.

(Theo khoản 1, 2 Điều 1 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP)

Tội rửa tiền phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
Tội rửa tiền phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

Các hình thức rửa tiền phổ biến

Rửa tiền thông qua các giao dịch đổi tiền mặt

Đây được coi là phương thức rửa tiền truyền thống và thường chủ yếu được tội phạm sử dụng. Những người này sẽ thực hiện rửa tiền bằng cách đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền của nước khác.Tuy nhiên, phương thức này lại dễ bị các cơ quan điều tra phát hiện.

Rửa tiền thông qua việc mua kim loại quý

Rửa tiền thông qua việc mua các kim loại quý như kim cương, vàng, bạc… cũng rất phổ biến. Đây là những tài sản có giá trị cao lại rất gọn nhẹ và có thể mua đi bán lại ở mọi nơi, tại mọi thời điểm trên thế giới. Đây là phương thức được nhiều tội phạm sử dụng do cách thức khá đơn giản và dễ thực hiện.

Rửa tiền thông qua đầu tư

Việc rửa tiền bằng cách gửi tiết kiệm, mua tín phiếu hay trái phiếu cũng thường được bọn tội phạm tài chính sử dụng. Tiền sẽ được gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc được dùng để mua trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư chứng khoán… Việc này làm cho đồng tiền sẽ nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định chứng khoán của mỗi quốc gia. Sau đó, người gửi tiền “bẩn” này có thể rút ra toàn bộ cả gốc và lãi, hoặc có thể rút một phần và biến số tiền đó thành tiền hợp pháp.

Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng ngầm

Tại một số nước khi mà hệ thống ngân hàng của họ hoạt động kém hiệu quả thì thường sẽ tồn tại hệ thống ngân hàng không chính thức, hay còn được gọi là ngân hàng ngầm. Hệ thống ngân hàng ngầm này sẽ hoạt động và luân chuyển tài chính giống như các ngân hàng chính thức khác, tuy nhiên, chi phí dịch vụ rẻ hơn và bí mật hơn các ngân hàng hợp pháp.

Các ngân hàng ngầm kiểu này thường có đại diện ở nhiều nước khác nhau để dễ dàng thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước này sang nước khác, hoặc chuyển tiền từ thành phố này sang thành phố khác trong cùng một quốc gia. Bọn tội phạm thường lợi dụng nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng ngầm này để đem tiền đến gửi và yêu cầu nhận khoản tiền đó lại ở một thành phố khác hoặc một quốc gia khác.

Căn cứ cấu thành tội rửa tiền

Mặt khách thể: Tội rửa tiền được quy định tại mục 4 Bộ luật hình sự quy định các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng. Đối tượng tác động là tiền, các loại tài sản do phạm tội mà có.

Mặt khách quan: Là hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản bất hợp pháp hoặc do phạm tội mà có. Các hành vi được quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự.

Mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý, nhận thức được tiền, tài sản bất hợp pháp nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi hợp pháp nguồn tiền, tài sản trên.

Mặt chủ thể: Là cá nhân đủ năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân.

Tội rửa tiền phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

Theo điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015, quy định về tội danh tội rửa tiền, tài sản sẽ bị chịu mức phạt như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

  • a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
  • b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
  • c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
  • d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: 

  • a) Có tổ chức;
  • b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • c) Phạm tội 02 lần trở lên;
  • d) Có tính chất chuyên nghiệp;
  • đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: 

  • a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
  • c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

  • a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
  • b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
  • c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
  • d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Tội rửa tiền phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, đăng ký thương hiệu, mức phạt vi phạm hợp đồng… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào thực hiện hoạt động rửa tiền?

Hoạt động rửa tiền thường xảy ra ở một số đối tượng nhất định. Theo đó chính xác thì những đối tượng phổ biến nhất sẽ là: 
Những tổ chức khủng bố
Những cá nhân tham ô, tham nhũng
Những cá nhân, tổ chức muốn tránh thuế, giữ kín thu nhập của mình với pháp luật
Người làm ăn phi pháp như buôn lậu ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp
Tất nhiên, các nhóm đối tượng rửa tiền này ko chỉ hoạt động độc lập mà đôi khi còn có sự hợp tác với nhau hoặc thậm chí một đối tượng có thể cùng lúc thực hiện các công việc như trên để tìm kiếm nguồn tiền phi pháp.

Lấy tài sản tham nhũng để rửa tiền sẽ truy cứu ra sao?

Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định như sau:
Trường hợp người sử dụng tài sản do tham nhũng mà có để thực hiện một trong các hành vi rửa tiền quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm tương ứng quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền theo quy định tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự.

Đối tượng liên quan đến phòng, chống rửa tiền?

Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 87/2019/NĐ-CP quy định đối tương liên quan đến phòng, chống rửa tiền gồm những đối tượng sau:
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch không hoạt động hoặc không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có các giao dịch tài chính, giao dịch tài sản khác với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm