Trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ như thế nào?

bởi TranDinhDuy
Trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ

Cán bộ, công chức là một trong những cá nhân có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật; về việc thực hiện công vụ của mình trên thực tế. Hiện nay việc quy định trách nhiệm này gắn với chức năng quản lí của Nhà nước; mà theo quy định của Hiến pháp, các đạo luật chuyên ngành khác quy định rất rõ. Như vậy để tìm hiểu rõ về trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ; các bạn hãy cùng đồng hành với Luật sư X về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lí

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019

Cán bộ, công chức thi hành công vụ là gì?

Cán bộ là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức có quy định:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, ta có thể thấy muốn được làm cán bộ tại Việt Nam; thì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện do quy định pháp luật đặt ra. Những người này thường là:

  • Xét theo cơ quan hành chính cấp xã, huyện, tỉnh, Chính phủ: Cán bộ là Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng; Chủ tịch, Phó chủ tịch,…
  • Xét theo cơ quan Tổ chức chính trị; chính trị xã hội: Tổng bí thư, bí thư; Chủ tịch mặt trận,….
  • Xét theo cơ quan tư pháp: Chánh án, viện trưởng tối cao

Công chức là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 có quy định:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Quy trình của một người được làm công chức có khác với cán bộ thiên về chuyên môn hơn một chút. Nó mang tính thường xuyên liên tục. Những công chức trên thường gắn với chức vụ sau:

  • Đối với khối cơ quan hành chính: liên quan chuyên môn: Phòng ban sở,…
  • Cơ quan tư pháp thì hầu hết là công chức
  • Cơ quan lập pháp thì loại trừ những chức danh bên trên thì đều là công chức

Tức là đối tượng đa dạng hơn và có số lượng rất nhiều hoạt động chuyên trách.

Thi hành công vụ là gì?

Thi hành công vụ là việc người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Và chịu Trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ theo quy định pháp luật.

Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ

Những tiêu chí để xác định một cán bộ công chức có trách nhiệm

Thứ nhất, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực thi công vụ.

Thứ hai, thực hiện đúng bổn phận, trách nhiệm của cán bộ, công chức.

Thứ ba, tuân thủ các quy định về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tư, tôn trọng tổ chức, công dân trong quá trình giải quyết công việc.

Nghĩa vụ của cán bộ công chức trong thi hành công vụ

Theo quy định Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

1Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định

Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức; các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chịu phạt nếu làm không đúng trách nhiệm của mình

– Với các cán bộ, công chức vi phạm quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm; có thể có những Hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức; căn cứ theo quy định của pháp luật như sau:

Hình ảnh mang tính chất minh hoạ về quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

+ Đối với cán bộ: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.

+ Đối với công chức: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.

– Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:

+ Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc Tòa án.

+ Hoàn trả cho ngân sách Nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,.… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102

Mời bạn đọc tham khảo:

Câu hỏi thường gặp:

Xử lí hình sự đối với cán bộ công chức như nào

Căn cứ quy định tại Điều 285 – Bộ luật Hình sự năm 2015
Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 144 (Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước), Điều 235 (Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng) và Điều 301 (Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn) của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Trường hợp nào bị áp dụng hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với cán bộ

Cán bộ có hành vi vi phạm theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan thì bị bãi nhiệm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm