Trình tự thu hồi đất lấn chiếm như thế nào?

bởi letrang19012000
Trình tự thu hồi đất lấn chiếm như thế nào?

Xin chào Luật sư X. Mảnh đất ở nhà tôi có số đo trên sổ chiều dài 30m nhưng thực tế khi đo đạc thì lại là 30,5m. Vậy phần bị dôi ra có bị thu hồi không? Trình tự thu hồi đất lấn chiếm như thế nào? Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư để giải đáp thắc mắc này của tôi, giúp tôi hiểu về vấn đề này. Trân trọng cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Trình tự thu hồi đất lấn chiếm như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Hành vi lấn chiếm đất đai là gì?

Hành vi lấn chiếm đất đai được quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo đó, hành vi lấn đất đai là việc mà người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc thời giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất mà không có sự cho phép của một trong hai chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó.

Hành vi chiếm đất đai là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
  • Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật đất đai vì vậy việc lấn chiếm đất sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Trình tự thu hồi đất lấn chiếm như thế nào?

Lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.

Biên bản xác định hành vi vi phạm làm căn cứ quyết định thu hồi đất là văn bản xử phạt hành chính trong trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất. Được xác lập khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Sau đó, Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.

Trình tự thu hồi đất lấn chiếm như thế nào?
Trình tự thu hồi đất lấn chiếm như thế nào?

Thông báo cho người sử dụng về việc thu hồi đất bị lấn chiếm

UBND cấp có thẩm quyền thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Cùng với đó UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp người sử dụng phối hợp trao trả lại đất vi phạm:

  • Cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
  • Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý quỹ đất sau thu hồi và được giải phóng mặt bằng để cơ quan nhà nước giao, cho thuê hoặc đấu thầu cho các mục đích khác nhau.

Trường hợp người sử dụng không phối hợp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế thu hồi đất.

Lưu ý: Đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận thì thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý tới người sử dụng đất.

Tổ chức cưỡng thế thu hồi đất bị lấn chiếm

– Nguyên tắc cưỡng chế:

  • Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
  • Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

– Trước khi thực hiện cưỡng chế: Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi bàn giao đất;

– Tiến hành cưỡng chế:

  • Sau khi vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi không thực hiện quyết định thu hồi đất thì Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.
  • Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp đã ban hành quyết định cưỡng chế phê duyệt.
  • Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế tự nguyện thực hiện việc bàn giao đất.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đã ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp đã được vận động, thuyết phục mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không chấp nhận thi hành quyết định cưỡng chế.

Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất lấn chiếm là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013 thì việc tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
  • Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Trình tự thu hồi đất lấn chiếm như thế nào?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến chuyển đất ao sang đất sổ đỏ; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện?

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận mà muốn được bồi thường về đất khi bị thu hồi cần điều kiện gì?

Trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, để được bồi thường về đất khi bị thu hồi cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Đất bị thu hồi là đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004;
– Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm