Trường hợp áp dụng đấu thầu hạn chế theo quy định 2023

bởi Bảo Nhi
Trường hợp áp dụng đấu thầu hạn chế quy định 2023

Đối với các gói thầu lớn, sẽ đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao hoặc phải mang tính đặc thù, việc lựa chọn nhà thầu là rất quan trọng. Thông thường nhiều gói thầu liên quan đến sử dụng vốn nhà nước đều là những gói thầu lớn có mục đích xây dựng các công trình phục vụ cho cộng đồng chính vì yêu cầu bảo đảm kỹ thuật là tiêu chí quan trọng nhất. Bởi lẽ trên thực tế không phải nhà thầu nào cũng sẽ đáp ứng được yêu cầu mà bên mời thầu họ đưa ra cho gói thầu. Chính vì vậy, nhằm để bảo đảm được chất lượng của gói thầu mà không cần quá tốn thời gian và chi phí tổ chức nên Nhà thầu sẽ lựa chọn cho mình hình thức đấu thầu hạn chế. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Trường hợp áp dụng đấu thầu hạn chế” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Phạm vi áp dụng đấu thầu hạn chế

Như chúng ta đã biết khái niệm như trên thì hình thức đấu thầu hạn chế chỉ được phép áp dụng trong trường hợp gói thầu đưa ra có yêu cầu cao về chuyên môn kỹ thuật hoặc có những đặc thù riêng mà chỉ một vài nhà thầu mới có thể và có đủ khả năng để đáp ứng được tiêu chuẩn này.

Trường hợp áp dụng đấu thầu hạn chế

Trường hợp áp dụng đấu thầu hạn chế quy định 2023
Trường hợp áp dụng đấu thầu hạn chế quy định 2023

Căn cứ theo Điều 21 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định thì đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp:

“Điều 21. Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.”

Theo quy định này thì những dự án sử dụng vốn nhà nước đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu thì được áp dụng đấu thầu hạn chế.

Quy trình lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu hạn chế

Theo quy định tại Điều 38 Luật đấu thầu năm 2013 và Điều 32 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:

“Điều 38. Quy trình lựa chọn nhà thầu

1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:

a) Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;

b) Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.

3. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:

a) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;

b) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

4. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

5. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;

b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

c) Ký kết hợp đồng.

6. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;

b) Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa học;

c) Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;

d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

đ) Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

e) Ký kết hợp đồng.

7. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;

b) Tổ chức lựa chọn;

c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;

d) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

“Điều 23. Lập hồ sơ mời thầu

1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.

2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá); xác định điểm giá và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá). Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

3. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 và Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.

4. Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 12 của Nghị định này.

5. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 3 và Điểm d Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.

6. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

7. Về nhãn hiệu, xuất xứ của hàng hóa theo quy định tại Khoản 7 Điều 12 của Nghị định này.

8. Về sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.

9. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp:

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá); xác định điểm giá và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) cho phù hợp.”

Thông tin về đấu thầu hạn chế

Căn cứ Điều 8 Luật Đấu thầu 2013 quy định các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:

“Điều 8. Thông tin về đấu thầu

1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;

d) Danh sách ngắn;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;

g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;

i) Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;

k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;

l) Thông tin khác có liên quan.

2. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Trường hợp áp dụng đấu thầu hạn chế” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mẫu đơn cầu cứu khẩn cấp.Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế là gì?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 quy định về danh sách ngắn trong đấu thầu, cụ thể như sau: Danh sách ngắn chính là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm. 
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về lựa chọn danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế. Đối với đấu thầu hạn chế thì:
– Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;
– Công khai danh sách ngắn: Ngay sau khi phê duyệt thì danh sách ngắn phải được đăng tải theo như quy định;
Đặc biệt là các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên doanh với nhau để tham dự thầu. 

Quy trình thực hiện đấu thầu hạn chế như thế nào?

Phạm vi áp dụng của hình thức đấu thầu hạn chế có điều kiện giới hạn về mặt chuyên môn, kỹ thuật đối với nhà thầu. Do đó, khi tổ chức đấu thầu hạn chế thì chủ đầu tư hoặc bên mời thầu có thể bỏ qua các bước cơ bản như sơ tuyển hay thông báo mời thầu mà đi thẳng vào bước lập danh sách ngắn. 
Căn cứ Điều 38 Luật đấu thầu năm 2013 và Điều 32 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế.
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: 
– Lựa chọn danh sách ngắn;
– Lập hồ sơ mời thầu;
– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
 Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
– Mời thầu;
– Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
– Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý và sửa đổi; rút hồ sơ dự thầu;
– Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo về hợp đồng
– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật;
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai lựa chọn nhà thầu:
– Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;
– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
– Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;
– Xếp hạng nhà thầu;
Bước 5: Thương thảo hợp đồng:
Bước 6: Trình, thẩm, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Bước 7: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Vì pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn nộp hồ sơ dự thầu nên thời hạn nộp hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu hạn chế sẽ do bên mời thầu ấn định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm