Các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch năm 2023

Thông qua các kỳ Đại hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định trách nhiệm, nâng cao ý chí chiến đấu, tính tổ chúc và tính kỷ luật của sĩ quan quân đội Việt Nam, việc này góp phần xây dựng lực lượng quân đội nhân dân chính quy và hiện đại, tăng cường quốc phòng toàn dân, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Bộ Quốc Phòng cũng đã ban hành những quy định mang tính thiết quân lệnh đối với quân nhân, sĩ quan, trong đó quy định chi tiết những hình thức kỷ luật đối với quân nhân, hình thức tước quân tịch được xem là hình thức kỷ luật nặng nhất khi quân nhân vi phạm theo quy định. Vậy tước quân tịch được hiểu là như thế nào? Các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch hiện nay là trường hợp nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 16/2020/TT-BQP

Tước quân tịch là gì?

Tước quân tịch (hay còn gọi là tước danh hiệu quân nhân) là việc quân nhân bị xóa tên khỏi danh sách quân nhân và tước quyền lợi mà bản thân quân nhân và gia đình được hưởng do có danh hiệu quân nhân đó. 

Theo khoản 1, 2 Điều 10 Thông tư 16/2020/TT-BQP, tước danh hiệu quân nhân là một trong các hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (gọi chung là quân nhân). 

Các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch

Chương II Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch như sau:

(1) Chống mệnh lệnh

Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau:

– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

– Lôi kéo người khác tham gia;

– Trong sẵn sàng chiến đấu;

– Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

(2) Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên

Dùng lời nói, hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín, thân thể người chỉ huy hoặc cấp trên thuộc một trong các trường hợp sau:

– Là sĩ quan;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Lôi kéo người khác tham gia.

(3) Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới

Người chỉ huy hoặc cấp trên dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể của cấp dưới thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

(4) Làm nhục, hành hung đồng đội

Dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể đồng đội mà giữa họ không có quan hệ chỉ huy và phục tùng thuộc một trong các trường hợp sau:

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Lôi kéo người khác tham gia;

– Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

– Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

(5) Đào ngũ

Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và thuộc một trong các trường hợp sau:

– Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;

– Khi đang làm nhiệm vụ;

– Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

– Lôi kéo người khác tham gia.

(6) Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự

Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm;

– Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định;

– Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

– Đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.

Các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch
Các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch

(7) Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

Quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự sai quy định để xảy ra mất an toàn về người, vũ khí, trang bị, phương tiện, tài sản thuộc một trong các trường hợp sau:

– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

– Là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự;

– Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

(9) Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự thuộc một trong các trường hợp sau:

– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

– Trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu;

– Không có biện pháp tích cực ngăn chặn;

(10) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm

Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các trường hợp sau:

– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

– Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

– Gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị.

(11) Quấy nhiễu nhân dân

Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của nhân dân nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các trường hợp sau:

– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

– Lôi kéo người khác tham gia;

– Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp;

– Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.

(12) Chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân có giá trị dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

– Lôi kéo người khác tham gia;

– Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

(13) Sử dụng trái phép chất ma túy

(14) Các hành vi vi phạm khác

Ngoài các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư 16/2020/TT-BQP, nếu người vi phạm có hành vi vi phạm khác tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

– Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

– Biết sẽ gây hậu quả nhưng không có biện pháp ngăn chặn.

(15) Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên có tội và áp dụng hình phạt

Vi phạm pháp luật bị tòa tuyên án phạt tù và phải chấp hành hình phạt tại trại giam.

Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật đối với quân nhân

Điều 6 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:

* Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật đối với quân nhân:

– Trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ theo chế độ;

– Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y hoặc cơ sở y tế;

– Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng;

– Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

* Những trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật đối với quân nhân:

– Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội;

– Vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và do điều kiện bất khả kháng;

– Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến kết hôn với người Nhật Bản. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Quân tịch được hiểu là như thế nào?

Quân tịch là một danh từ chỉ tư cách pháp lý của một quân nhân tại ngũ, có quyền lợi, nghĩa vụ được luật pháp, điều lệnh, điều lệ quân đội và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước quy định.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với quân nhân khi vi phạm là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về nguyên tắc xử lý đối với bất kỳ hình thức kỷ luật như sau:
–  Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
– Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
– Việc xử phạt vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
– Nghiêm cấm tất cả những hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được pháp luật quy định.
– Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật tước quân tịch được pháp luật quy định.
– Nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm ngoài việc chịu hình thức kỷ luật còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có, phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
–  Chỉ áp dụng 1 hình thức kỷ luật chung cho tất cả các vi phạm, trường hợp một lần vi phạm kỷ luật mà người vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm và đưa ra mức xử phạt chung nhất nhưng không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử lý kỷ luật cao nhất.
– Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (sau đây gọi chung là người chỉ huy) các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyền; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật theo quy định tại Thông tư này.
– Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu tội phạm cơ quan đơn vị phải chuyển hồ sơ vi phạm sang Cơ quan điều tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị tòa án xét xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì chỉ giải quyết chế độ, chính sách khi đã có quyết định thi hành án của Tòa án.

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với quân nhân như thế nào?

Không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan và tước danh hiệu quân nhân
Khoản 2,3,4  Điều 43 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về thời hạn xử lí kỷ luật tước quân tịch như sau:
“2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 tháng.
3. Trường hợp người vi phạm kỷ luật có liên quan đến vụ việc, vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử, đơn vị tạm dừng việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. Thời hạn xem xét xử lý kỷ luật áp dụng theo Khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm