Văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú mới năm 2022

bởi Nguyen Duy
Văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú

Hiện nay, khi nhu cầu học tập và làm việc tại các thành phố lớn càng gia tăng. Số người rời quê để phát triển ngày một nhiều thig trạm trú đã không còn quá xa lạ với chúng ta, nhất là các đối tượng như sinh viên, hay người lao động làm việc xa nhà phải đăng ký tạm trú khi ở một nơi từ đủ 30 ngày trở lên. Vậy tạm trú là gì? Các bước để đăng ký tạm trú ra sau? Mẫu Văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú mới 2022. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Tạm trú là gì?

Theo luật cư trú 2020 số 68/2020/Qh14 quy định như sau:

Nơi tạm trú: là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Tạm trú là ở tạm thời, không ở thường xuyên một cách chính thức trong khoảng thời gian xác định. Nơi tạm trú

Theo quy định của pháp luật, việc tạm trú phải được đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi tạm trú.

Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký tạm trú như sau:

Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở như sau:

  • Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật
  • Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
  • Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vì sao phải làm thủ tục đăng ký tạm trú?

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống và làm việc ngoài nơi đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật. Hiểu một cách đơn giản thì đây là nơi sinh sống tạm thời có thời hạn của công dân. Mỗi người dân khi chuyển đến một địa điểm khác để học tập và làm việc thì phải đăng ký tạm trú theo Luật Cư trú năm 2020.

Đăng ký tạm trú giúp Nhà nước dễ dàng quản lý công dân của mình, qua đó đảm bảo quyền lợi của mỗi công dân và bảo vệ an toàn, trật tự xã hội. Nghĩa vụ đăng ký tạm trú còn đem đến cho công dân nhiều quyền lợi, giúp công dân thuận tiện hơn khi thực hiện các thủ tục như: mua bán nhà, đầu tư, đăng ký xe, đăng ký kinh doanh, vay vốn, …

Sự cần thiết làm thủ tục đăng ký tạm trú tùy thuộc vào thời gian lưu trú của đối tượng, cụ thể như sau:

  • Đối với lao động ngắn hạn: Những người lao động chỉ lưu trú để làm việc trong thời gian ngắn sau đó lại chuyển đi nơi khác để tiếp tục làm việc thì không nhất thiết phải đăng ký tạm trú. Bởi vì, bạn không có ý định lưu trú lâu dài tại khu vực này.
  • Đối với lao động vô thời hạn và hộ gia đình: Những người lao động thuê nhà để sinh sống, làm việc lâu dài và có gia đình riêng thì phải đến cơ quan công an nơi lưu trú để làm thủ tục đăng ký tạm trú. Bởi vì, khi đăng ký tạm trú và khai báo nhân khẩu, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định và được chính quyền địa phương bảo vệ khi có những rủi ro không may xảy ra.

Trình tự thực hiện đăng ký tạm trú

Văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú
Văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú

– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
– Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký.
– Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định.
– Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).

Mẫu đơn đồng ý cho đăng ký tạm trú

Hướng dẫn điền mẫu đơn đồng ý cho đăng ký tạm trú

  • Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn nơi mà người làm đơn muốn xin đăng kí tạm trú ở địa phương đó
  • Tôi tên là: Họ tên đầy đủ của người làm đơn
  • Ngày sinh: Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người làm đơn
  • Số CMND/Căn cước công dân……. Cấp tại:…………. Ngày:…….: Ghi rõ ràng, cụ thể theo đúng CMND/CCCD
  • Địa chỉ thường trú: Nơi có hộ khẩu thường trú (ghi trên sổ hộ khẩu hoặc thông tin trên Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia)
  • Nay tôi làm đơn này kính mong Ban Công an xã/ phường/ thị trấn xác nhận cho tôi đã đòng ý tạm trú tại ……………từ ngày…..tháng …. năm ….đến ngày….tháng ….năm……: Ghi nơi mà người làm đơn xin đăng kí tạm trú và ghi rõ tạm trú tại địa phương đó từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
  • Lý do: ghi rõ ràng, cụ thể lý do xin xác nhận tạm trú (Ví dụ: Học tập, sinh sống, làm việc… ghi rõ địa chỉ hoặc tên công ty)
  • Người làm đơn: Kí và ghi rõ họ tên của người làm đơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tạm ngưng công ty; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan đăng ký tạm trú?

Cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú: Công an xã, phường, thị trấn; công an huyện, quận, thị xã…

Hình thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài?

1. Khai báo qua mạng tại Trang thông tin điện tử
Các khách sạn thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử.
2. Khai báo bằng Phiếu khai báo tạm trú
Các cơ sở lưu trú khác được lựa chọn một trong hai cách thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài nêu trên, khuyến khích thực hiện qua Trang thông tin điện tử.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính đăng ký tạm trú?

Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và:
– Thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú (mẫu CT08 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA); (Trước đây sau khi đăng ký tạm trú thành công, công dân sẽ được cấp sổ tạm trú)
– Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm