Năm 2023 vi phạm về phát triển nhà ở bị xử phạt như thế nào?

bởi TranQuynhTrang
Năm 2023 vi phạm về phát triển nhà ở bị xử phạt như thế nào?

Nhà ở có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, đây là nơi trú ngụ giúp con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội. Không chỉ vậy nhà ở còn là nơi đáp ứng các nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình. Hiện nay khi nhu cầu thay đổi môi trường sống ngày càng gia tăng, theo đó mà việc xây dựng các công trình tại các thành phố lớn cũng gia tăng, việc này cũng tồn tại với việc các hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở cũng gia tăng. Vì vậy mà Nhà nước đã ban hành những chế tài xử phạt những hành vi vi phạm về việc phát triển nhà ở. Chi tiết việc vi phạm về phát triển nhà ở bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 16/2022/NĐ-CP

Yêu cầu đối với phát triển nhà ở như thế nào?

Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo làm tăng diện tích nhà ở.

Phát triển nhà ở được quy định tại Chương III Luật nhà ở năm 2014 và được hướng dẫn tại một số Nghị định và Thông tư.

Điều 14 Luật nhà ở quy định yêu cầu đối với phát triển nhà ở đó là:

– Phù hợp với nhu cầu về nhà ở của các đối tượng khác nhau và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng vùng, miền trong từng thời kỳ.

– Phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn.

– Tuân thủ quy định của pháp luật về nhà ở; tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng xây dựng; thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm kiến trúc, cảnh quan, vệ sinh, môi trường, an toàn trong quá trình xây dựng và có khả năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên đất đai.

– Đối với khu vực đô thị thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chủ yếu được thực hiện theo dự án. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đáp ứng yêu cầu nêu trên, bảo đảm việc phân bố dân cư, chỉnh trang đô thị. Đối với đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư và xây dựng nhà ở để cho thuê.

– Đối với khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch điểm dân cư nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới, phong tục, tập quán của từng dân tộc, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền; từng bước xóa bỏ việc du canh, du cư, bảo đảm phát triển nông thôn bền vững; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án, nhà ở nhiều tầng.

Năm 2023 vi phạm về phát triển nhà ở bị xử phạt như thế nào?

Tổ chức, cá nhân vi phạm về phát triển nhà ở

Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 63 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định về phát triển nhà ở sau đây thì bị phạt tiền và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tùy theo hành vi vi phạm:

(1) Báo cáo, cung cấp thông tin về nhà ở không chính xác, không trung thực, không đúng quy định hoặc không đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.       

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình triển khai dự án theo quy định.

(2) Đặt tên hoặc điều chỉnh tên dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc tên các khu vực trong dự án không đúng quy định hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đặt tên hoặc điều chỉnh tên dự án hoặc tên các khu vực trong dự án theo quy định.

(3) Điều chỉnh một trong các nội dung sau: Tiến độ thực hiện, loại nhà ở phải xây dựng, tổng diện tích sàn xây dựng, tổng số lượng nhà ở, tỷ lệ các loại nhà, tổng mức đầu tư tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP trước khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ kết quả điều chỉnh.

(4) Không ưu tiên bố trí nhà ở thương mại trong dự án cho người có nhà ở bị giải tỏa có nhu cầu tái định cư tại chỗ trong dự án theo quy định

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chủ đầu tư ưu tiên bố trí nhà ở thương mại theo quy định

(5) Không xây dựng nhà ở để bố trí tái định cư trong cùng khu vực được quy hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp hoặc bố trí nhà ở tại nơi khác cho người bị giải tỏa có nhu cầu tái định cư khi triển khai thực hiện dự án hạ tầng khu công nghiệp

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xây dựng nhà ở để bố trí tái định cư theo quy định

(6) Không bố trí quỹ đất để phục vụ sản xuất cho người thuộc diện được tái định cư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư ở nông thôn

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chủ đầu tư sắp xếp, bố trí quỹ đất để phục vụ sản xuất theo quy định

(7) Tự ý thay đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư và công trình phụ trợ (nếu có) đối với dự án sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư và công trình phụ trợ (nếu có) đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng.

(8) Không dành đủ diện tích xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để cho thuê (đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội không thuộc khu vực phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê)

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

Năm 2023 vi phạm về phát triển nhà ở bị xử phạt như thế nào?
Năm 2023 vi phạm về phát triển nhà ở bị xử phạt như thế nào?

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dành đủ diện tích xây dựng nhà ở xã hội theo quy định

(9) Không đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở theo quy định pháp luật

(10) Nhà ở xã hội được thiết kế, xây dựng không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chủ đầu tư thực hiện theo đúng thiết kế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, diện tích xây dựng nhà ở xã hội theo quy định đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng.

(11) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị nhà ở không đúng mục đích sử dụng đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

Cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm về phát triển nhà ở thì bị phạt tiền với mức bằng 1/2 mức phạt của tổ chức (theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Mức xử phạt chậm triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội

Chủ đầu tư có hành vi chậm triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị theo quy định thì bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 63 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Ngoài mức phạt trên, chủ đầu tư buộc chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải khởi công xây dựng nhà ở xã hội theo quy định (điểm l khoản 6 Điều 63 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Mức xử phạt không thực hiện triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội

Chủ đầu tư không thực hiện triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại khu đô thị theo quy định thì bị phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (khoản 4 Điều 63 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Đồng thời, chủ đầu tư phải triển khai thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định (điểm m khoản 6 Điều 63 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Mức xử phạt không dành diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội

Chủ đầu tư không dành diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị theo quy định thì bị phạt từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng (khoản 5 Điều 63 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Buộc chủ đầu tư phải dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội theo quy định để khắc phục hậu quả (điểm n khoản 6 Điều 63 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Năm 2023 vi phạm về phát triển nhà ở bị xử phạt như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Thủ tục đăng ký bản quyền sách. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Các hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực xây dựng hiện nay là gì?

Cảnh cáo;
Phạt tiền;

Hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực xây dựng là gì?

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Mặt khách thể của tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở là gì?

Hành vi phạm tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở đã xâm phạm đến chế độ quản lý nhà ở, quản lý hoạt động xây dựng nhà ở của nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm