Vụ bà ngoại tự dựng chuyện cháu trai bị bắt cóc có thể phạm tội vu khống hay không?

bởi BuiLinhTung

Trong thời gian gần đây tình trạng bịa đặt dựng chuyện thông tin bắt cóc trẻ em đang lan truyền khắp mạng xã hội,tình trạng này lan toả một cách nhanh chóng tới người dùng mạng xã hội.Những thông tin tiêu cực này làm ảnh hưởng đến tâm lý của các bậc phụ huynh cũng như toàn xã hội và gây hoang manh dư luận.Về chủ đề này thì chúng tôi sẽ đề cập đến một vụ việc mà cộng đồng mang đang quan tâm như sau:

Theo đó, khoảng 13h45 ngày 19-10, bà M. đang ngồi chơi với cháu ngoại, khi bà đi vào nhà lấy nước cho cháu uống thì nghe tiếng cháu khóc nên chạy lên và thấy cháu đang nằm dưới sân nhà khóc, cửa rào mở, nhìn ra bên ngoài thấy có người thanh niên chạy xe màu đỏ đi qua.

Bà M. nghĩ người thanh niên chạy xe màu đỏ “bắt cóc” cháu mình nhưng do bà chạy ra kịp nên anh ta bỏ đi. Bà M. bế cháu chạy ra ngoài đường đuổi theo nhưng người thanh niên chạy xe mất. Thấy người dân đi bộ đến nên bà nói cháu ngoại mới bị bắt cóc nhưng bà giữ lại được và la lên “báo động”.

Giải thích tại sao lúc đầu bà trình bày rằng người thanh niên vào nhà “bắt cóc” cháu bé và còn đánh bà? Bà M. cho biết “không có chuyện đó”, do suy nghĩ theo hướng cháu mình bị bắt cóc nên bà lo sợ, bà “nói thêm” cho nghiêm trọng, để công an khẩn trương làm rõ xem có người “bắt cóc” hay không.Vì vậy hành vi tự bịa đặt đó có thể phạm tôi vu khống hay không?Chúng ta cùng kham thảo tư vấn của  Luật sư X 

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

Bộ luật dân sự 2015

Vu khống là gì?

Vu khống là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà người loan truyền biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Cấu thành tội phạm của tội vu khống?

Về chủ thể

Chủ thể đó phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự,đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Về khách thể

Tội vu khống xâm phạm đến nhân phẩm,danh dự của con người

Về Mặt chủ quan

Người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp và mục đích của họ là nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Về mặt khách quan

Tội vu khống cấu thành tội phạm hình thức.Hành vi khách quan của tội phạm này được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:

Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền,lợi ích hợp pháp của người khác.

Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi bịa đặt dựng chuyện cháu trai bị bắt có bị xử lý như thế nào?

Hành vi bịa đặt dựng chuyện cháu trai bị bắt cóc có thể bị xử phạt hành chính

Theo điều 5 nghị định 167/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi bịa đặt dựng chuyện bắt cóc thì bị phạt như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

Hành vị bịa đặt dựng chuyện cháu tri bị bắt cóc có thể vbij xử lý hình sự với tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

hịu trách nhiệm hình sự

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm