Xe thô sơ bao gồm những loại xe nào?

bởi Anh
Xe thô sơ bao gồm những loại xe nào

Những phương tiện tham gia giao thông mà chúng ta hay nhìn thấy khi tham gia giao thông được chia thành rất nhiều loại theo quy định pháp luật. Mỗi loại xe sẽ mang những tính chất đặc điểm cũng như công dụng riêng của nhóm xe đó. Xe thô sơ cũng là một loại xe được phân thành nhóm riêng với đặc điểm là thiết kế thô sơ, thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Để bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn về loại xe thô sơ này mời bạn tham khảo bài viết “Xe thô sơ bao gồm những loại xe nào?” dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Xe thô sơ là gì?

Thô sơ được hiểu theo tiếng Việt là không hiện đại, đơn giản và có cấu tạo không quá phức tạp. Vậy xe thô sơ được hiểu là những loại xe đơn giản được thiết kế cơ bản dựa trên những bộ phận đơn giản ghép lại với nhau. Xe thô sơ hiện nay được phục vụ vào nhiều công việc khác nhau như chở hàng hoá, chở đồ. Những phương tiện thô sơ do thiết kế đơn giản nên cũng có giá thành khá rẻ và dễ dàng trao đổi mua bán.

Xe thô sơ (tiếng anh là Rudimentary Car) được hiểu là những phương tiện tham gia giao thông đơn giản không sử dụng động cơ mà di chuyển dùng bằng sức người hoặc động vật. Hiện nay, pháp luật không đưa ra một quy định cụ thể về khái niệm của xe thô sơ mà chỉ quy định về những loại phương tiện được xem là xe thô sơ.

Theo đó, khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

“Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.”

Xe thô sơ bao gồm những loại xe nào
Xe thô sơ bao gồm những loại xe nào

Xe thô sơ bao gồm những loại xe nào?

Nhiều người khi nhắc đến các loại xe hô sơ thường nghĩ ngay đến xe súc vật kéo hay xe ba gác. Nhưng thực chất xe thô sơ hiện nay gồm khá nhiều các loại xe khác nhau như xe đạp, xe lăn, những loại xe không có động cơ. Những loại xe thô sơ này khi mua bán hay sử dụng không có quá nhiều những quy định cần phải lưu ý. Về cụ thể việc phân chia những loại xe thô sơ này hãy tham khảo những thông tin dưới đây:

Hiện nay, xe thô sơ được giải thích dưới dạng liệt kê bao gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự. Trong đó:

– Xe đạp là phương tiện được thiết kế chạy bằng 2 bánh được đạp bằng chân của người lái. Trên một chiếc xe đạp tiêu chuẩn, các bánh xe được gắn thẳng hàng trong một khung kim loại, với bánh trước được giữ trong một thuộc quay. Đối với xe đạp máy thì có gắn thêm động cơ và việc di chuyển của xe đạp máy không phụ thuộc vào sức đạp của người điều khiển. Nói chính xác, xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được. 

– Xe xích lô là một loại xe ba bánh được thiết kế để chở khách thuê. Xích lô là một loại xe đạp ba bánh xuất hiện ở Việt Nam vào thời Pháp thuộc sau một nỗ lực không thành công trong việc giới thiệu xe kéo.

– Xe xúc vật kéo là những phương tiện thô sơ chuyển động được do sức kéo của súc vật.

– Xe lăn dùng cho người khuyết tật chủ yếu là xe lăn dành cho người khuyết tận vận động.

– Các loại xe tương tự là các loại xe có kết cấu, tính năng, động cơ (nếu có) tương tự xe thô sơ. 

Mời bạn xem thêm: Khi nào phải nộp thuế nhà thầu

Xe thô sơ bao gồm những loại xe nào
Xe thô sơ bao gồm những loại xe nào

Xe thô sơ đi làn đường nào?

Vì xe thô sơ là những loại xe có kết cấu đơn giản thường được sử dụng vào những mục đích chuyên biệt nên nhiều người cũng khá thắc mắc về vấn đề với cấu tạo khác biệt như vậy khi tham gia giao thông thì những loại xe thô sơ này có thể được tham gia giao thông trên những cung đường nào? Hiện nay thì xe thô sơ khi tham gia giao thông thường được hướng dẫn đi ở làn đường trong cùng cùng với các phương tiện xe máy.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về sử dụng làn đường như sau:

“Điều 13. Sử dụng làn đường

  1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
  2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
  3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Như vậy, làn đường dành cho xe thô sơ là làn đường bên phải trong cùng. 

Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông, xe thô sơ còn phải tuân thủ một số quy định sau:

– Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường (khoản 3 Điều 31 Luật giao thông đường bộ);

– Xe thô sơ có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (Khoản 4 Điều 13 Luật giao thông đường bộ);

– Người điều khiển xe thô sơ trong hầm đường bộ phải bật đèn hoặc vật có phát sáng báo hiệu; chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định (Điều 27 Luật giao thông đường bộ);

– Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người (khoản 1 Điều 31 Luật giao thông đường bộ);

– Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển (khoản 4 Điều 31 Luật giao thông đường bộ). 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Xe thô sơ bao gồm những loại xe nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mức xử phạt vi phạm dành cho xe thô sơ đối với hành vi lái xe thô sơ không đúng làn đường của mình?

Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng phần đường quy định…”
Do đó, người lái xe thô sơ đi không đúng phần đường của mình có thể bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng theo quy định nêu trên.

Mức xử phạt vi phạm dành cho xe thô sơ đối với các vi phạm khác nhau?

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông có mức xử phạt như sau:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có đăng ký, không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số).
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe thô sơ chở khách, chở hàng không đảm bảo tiêu chuẩn về tiện nghi và vệ sinh theo quy định của địa phương.”
Như vậy, việc sử dụng xe thô sơ cho phép người điều khiển khá chủ động trong việc tham gia giao thông và họ chỉ cần tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ, tuy nhiên, điều kiện để xe thô sơ được tham gia giao thông là điều mà cá nhân càn chú ý để không vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cho những người tham gia giao thông khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm