Xe vợ đứng tên chồng chạy có bị phạt không?

bởi Đinh Tùng
Xe vợ đứng tên chồng chạy có bị phạt không?

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Thu Hoa, cả tôi và chồng trước nay đều đi mỗi người một xe khi đi làm. Tuy nhiên tuần vừa rồi do xe anh ấy hỏng và vẫn đang trong quá trình mang đi sửa nên đa phần là anh nhà tôi dùng xe của tôi để đi làm. Từ đây tôi hơi lo lắng một chút, liệu việc anh ấy đi xe tôi như vậy có thể bị phạt hay không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi xe vợ đứng tên chồng chạy có bị phạt không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Xe vợ đứng tên chồng chạy có bị phạt không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Xe không chính chủ là gì?

Theo điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi “xe không chính chủ” là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Cần phân biệt việc không làm thủ tục đăng ký sang tên khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế với các trường hợp mượn xe của người khác để lưu thông trên đường. Việc mượn xe không gọi là lỗi đi xe không chính chủ.

Xe vợ đứng tên chồng chạy có bị phạt không?

Không có quy định nào xử phạt người đi xe mượn. Trong một nhà thì vợ, chồng, con cái, anh em đi xe của nhau là bình thường, nhưng khi đi cần cầm đăng ký xe.

Tuy nhiên, cần lưu ý một số trường hợp có thể bị xử phạt khi đi xe không chính chủ như sau:

Căn cứ khoản 4, khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, bãi bỏ bởi khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định hành vi không sang tên, đổi chủ cho xe máy và xe ô tô bị phạt như sau:

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;

+ Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định;

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

+ Tẩy xóa hoặc sửa chữa hồ sơ đăng ký xe;

+ Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định;

+ Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi xe đã được cải tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định;

+ Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định này;

+ Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này;

+ Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này;

+ Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;

+ Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe

Theo đó, xe máy sẽ bị phạt 400.000 đến 600.000 đồng, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.

Xe vợ đứng tên chồng chạy có bị phạt không?
Xe vợ đứng tên chồng chạy có bị phạt không?

Theo quy định được sang tên xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu đến khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Thông tư 58/2020/TT-BCA, được bổ sung bởi khoản 5 và khoản 6 Điều 3 Thông tư 15/2022/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 và thay thế Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về đăng ký xe và Thông tư số 64/2017/TT-BCA ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về đăng ký xe.

2. Xe đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31/12/2021.

3. Xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2021.

…”

Theo đó, trước đây, việc sang tên xe qua nhiều đời chủ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 15. Tuy nhiên, Thông tư 15 quy định việc sang tên xe qua nhiều đời chủ chỉ được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ giải quyết đến hết 31/12/2014 đối với ô tô và hết ngày 31/12/2016 đối với xe máy.

Tuy nhiên, cho đến nay từ ngày 01/8/2020, khi Thông tư 58 năm 2020 thay thế Thông tư 15 năm 2014 của Bộ Công an có hiệu lực, Bộ Công an tiếp tục cho phép người dân tiến hành sang tên xe qua nhiều đời chủ, kể cả khi không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu (mua bán, tặng cho…). Tuy nhiên, chỉ cho phép giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật hành chính đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xe vợ đứng tên chồng chạy có bị phạt không?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Xe qua nhiều đời chủ, giờ chỉ có giấy đăng ký xe đứng tên người chủ đầu tiên thì có làm được thủ tục sang tên xe hay không?

Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định, người đang sử dụng xe trực tiếp đến đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên.
“1. Thủ tục, hồ sơ sang tên: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
b) Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có).”
Theo đó, thì cho phép sang tên xe qua nhiều đời chủ khi có Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe và không bắt buộc phải có hợp đồng mua bán xe. Nên khi không còn giấy tờ mua bán xe với các chủ cũ thì vẫn cho phép thực hiện việc sang tên xe.

Chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên mua xe máy hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 21. Người chưa thành niên
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Theo đó về mặt giao dịch dân sự của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 17 tuổi: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Xe không chính chủ sang tên được không?

Căn cứ khoản 3 Điều 26 Thông tư Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2021.
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 58/2020/TT-BCA, người đang sử dụng xe không chính chủ chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe thì có thể làm thủ tục sang tên, đổi chủ cho xe.
Như vậy, sau ngày 31/12/2021 sẽ không giải quyết tình trạng sang tên đối với xe không chính chủ. Cho nên, xe không chính chủ sẽ không sang tên được.
Nếu không thực hiện sang tên xe theo thời hạn nói trên thì từ ngày 01/01/2022, dù có giấy đăng ký xe, biển số xe thì xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu sẽ không được giải quyết sang tên.

3.5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm