Xử lý đất bị chồng ranh hiện nay như thế nào theo quy định?

bởi PhamThanhThuy
Xử lý đất bị chồng ranh hiện nay như thế nào theo quy định?

Chào Luật sư, hiện nay đất của gia đình tôi bị chồng ranh với hàng xóm kế bên. Hôm qua họ tiến hành đóng cọc và làm hàng rào ngay trên phần đất chồng ranh đó. Tôi có nói cứ để từ từ nói xem cơ quan nhà nước giải quyết như thế nào nhưng họ không chịu, nói sợ nhà tôi ăn gian đất của họ. Đất bị chồng ranh thì làm đơn gửi cơ quan nào để được giải quyết. Xử lý đất bị chồng ranh hiện nay như thế nào theo quy định? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đặt câu hỏi. Xử lý đất bị chồng ranh được nhiều người quan tâm. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này như sau:

Xác định nguồn gốc đất hiện nay như thế nào?

Đầu tiên, phải chứng minh được phần đất này có nguồn gốc như thế nào. Vì vậy, cần tiến hành xác định nguồn gốc đất xem phần đất chồng lấn thuộc về ai.

Để xác định được nguồn gốc đất, liên hệ và làm đơn xin cấp toàn bộ hồ sơ đất đai thửa đất, gửi Phòng tài nguyên môi trường nơi được cấp GCNQSDĐ trước đây.

Sau khi có hồ sơ thửa đất, kiểm tra lại về các trình tự thủ tục, biên bản đo đạc trong bộ hồ sơ đã đầy đủ và chính xác chưa, nếu bộ hồ sơ đã thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục để cấp GCNQSDĐ thì có thể khẳng định, việc sai sót của UBND là đối với phần diện tích của gia đình bên cạnh. Bởi lẽ, trường hợp này phần đất chồng lấn đã được công nhận quyền sử dụng hợp pháp trước thời điểm gia đình bên cạnh được công nhận, nếu có sai sót trong đo đạc thực địa, thì việc sai sót đó là của gia đình bên cạnh.

Xử lý đất bị chồng ranh hiện nay như thế nào theo quy định?
Xử lý đất bị chồng ranh hiện nay như thế nào theo quy định?

Xử lý đất bị chồng ranh hiện nay như thế nào theo quy định?

Căn cứ quy định tại điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu vụ án có tính chấp phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án tòa án có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng. Theo đó, kể từ ngày thụ lý vụ án, thời hạn tối đa để tòa án đưa vụ án ra xét xử là 6 tháng theo quy định (kể cả thời gian gia hạn, nếu có).

Cũng theo điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự, trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

Như vậy, tổng thời gian để tòa án mở phiên tòa kể từ ngày thụ lý vụ án là 8 tháng (với không quá 6 tháng chuẩn bị xét xử kể từ ngày thụ lý vụ án và không quá 2 tháng để mở phiên tòa từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử). Nếu kể từ ngày thụ lý vụ án đến nay đã gần 2 năm mà tòa án vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử là không phù hợp với thời hạn luật định.

Cũng có thể do nhiều nguyên nhân khách quan nên tòa án chưa thể đưa vụ án ra xét xử, như sự bất hợp tác của nguyên đơn hoặc bị đơn, mất thời gian cho việc thẩm định chứng cứ hoặc công tác đo vẽ… Tuy nhiên, nếu bạn đã liên hệ tòa án (cụ thể là thư ký tòa hoặc trực tiếp gặp thẩm phán thụ lý vụ án) mà không nhận được sự giải thích thì căn cứ theo điều 396 Bộ luật tố tụng dân sự, bạn có quyền khiếu nại đến chánh án Tòa án Quận Thủ Đức để yêu cầu sớm đưa vụ án đã quá thời hạn ra xét xử.

Liên quan đến việc bạn có liên hệ Phòng tài nguyên – môi trường quận Thủ Đức nhưng không nhận được câu trả lời giải quyết vụ việc. Lý do có thể là bạn đã liên hệ không đúng cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ theo điều 136 Luật đất đai, đối với tranh chấp quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận (trường hợp của bạn là sổ đỏ như bạn đã nêu) thì thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án nhân dân. Do đó, Phòng tài nguyên – môi trường quận Thủ Đức không thể trả lời câu hỏi của bạn về thời gian giải quyết vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bạn và người sử dụng đất bên cạnh, vì vụ việc này do tòa án giải quyết.

Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của mình, ngoài việc tranh chấp đã được thụ lý bởi tòa án, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến UBND quận (là cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất) về việc cấp giấy chứng nhận không đúng diện tích, bị chồng lấn ranh, gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của gia đình bạn, để cơ quan này nhanh chóng xem xét, điều chỉnh lại giấy chứng nhận của bạn và người đang tranh chấp.

Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 175 BLDS 2015:

Ranh giới giữa các thửa đất bên cạnh được xác định bằng thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà còn được xác định thông qua tập quán địa phương hay quá trình sử dụng đất từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Theo quy định Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất như sau:

Thứ nhất, trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt,…và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.

Thứ hai, ranh, giới thửa đất được xác định căn cứ theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc báo cho Ủy ban cấp xã. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất

Theo quy định tại Điều 202, 203 Luật Đất đai năm 2013:

  • Một là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải tại cơ sở.
  • Hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh có thẩm quyền đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban cấp huyện.
  • Ba là Tòa án nhân dân nếu đương sự nộp đơn khởi kiện.
Xử lý đất bị chồng ranh hiện nay như thế nào theo quy định?

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Xử lý đất bị chồng ranh hiện nay như thế nào theo quy định?″. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tra cứu thông tin quy hoạch; phí gia hạn thời gian sử dụng đất; hướng dẫn cách xác định diện tích đất ở có vườn, ao của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời các bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Tranh chấp đất chồng ranh thì hòa giải như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại cơ sở.
Theo đó, khi xảy ra tranh chấp đất đai các bên có thể tự hòa giải để giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải cơ sở. Nếu các bên hòa giải được thì sẽ kết thúc việc tranh chấp

Có phải tất cả tranh chấp đất đai đều cần hòa giải hay không?

 Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp đất chồng ranh như thế nào?

Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm