Xử phạt hành chính chiếm giữ trái phép tài sản

bởi Thanh Thủy
Xử phạt hành chính chiếm giữ trái phép tài sản

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm; do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó. Trên thực tế, có nhiều người nhận được tài sản do người khác; nhưng không có ý định trả lại tài sản đố cho chủ sở hữu; dẫn tới việc họ phải trình báo với cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu lấy lại tài sản. Vậy việc ” xử phạt hành chính chiếm giữ trái phép tài sản” được quy định như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Câu hỏi: Tôi và A là bạn của nhau; vì biết tôi có tiền nên A đã chủ động nói với tôi đưa A giữ tiền hộ, khi nào cần thì sẽ trả; vì phải đi làm xa lại sợ tiêu hết tiền nên tôi cũng gửi tiền cho A giữ hộ. Nay tôi có việc cần dùng đến tiền thì A lại cố tình không trả lại cho tôi; mỗi lần tôi yêu cầu trả tiền thì đều hẹn để hôm sau. Vậy hành vi của A có bị xử phạt không ạ.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Căn cứ theo tình huống bạn đưa ra thì hành vi của A; sẽ được coi là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi; sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định pháp luật. 

Chiếm giữ trái phép tài sản là (Hành vi) không trả lại tài sản mình được giao nhầm; hoặc không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mình tìm được; bắt được… mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm; do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó. Tội chiếm giữ trái phép tài sản thể hiện bởi một trong các hành vi; cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu; không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm sau khi chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại.

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi chuyển dịch tài sản của người khác; đang có một cách hợp pháp thành tài sản của mình một cách trái phép. Biểu hiện của sự chuyển dịch này là hành vi tiếp tục chiếm hữu; là hành vì sử dụng hoặc là hành vi định đoạt tài sản. Xét về tính chất, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản; cũng giống như hành vi chiếm đoạt tài sản. Giữa hai hành vi này chỉ có sự khác nhau ở đặc điểm của tài sản; là đối tượng của hành vi phạm tội – đối tượng của hành vi chiếm giữ là tài sản; đang trong tình trạng không có người quản lí như tài sản bị giao nhầm, bị bỏ quên; bị đánh rơi… còn đối tượng của hành vi chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lí…

Xử phạt hành chính chiếm giữ trái phép tài sản

Xử phạt hình sự hành vi chiếm giữ trái phép tài sản như thế nào?

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm; người có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản sẽ bị xử lý hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản; theo quy định tại tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp; hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử; văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp; hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên; hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”.

Tuy nhiên, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản cũng có thể bị xử phạt hành chính; theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP khi chưa đạt đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính chiếm giữ trái phép tài sản như thế nào?

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Với mức phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng; ngoài ra còn bị tích thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Cụ thể:

“… 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức; trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới; hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác; mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi; quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi; vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được; do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này…”

Trường hợp chưa đến mức truy cứu hình sự; người chiếm giữ trái phép tài sản sẽ bị xử phạt hành chính. Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021; người chiếm giữ tài sản của người khác bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng. Đồng thời, buộc người chiếm giữ trái phép tài sản phải trả lại tài sản theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Xử phạt hành chính chiếm giữ trái phép tài sản”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Xin phép bay flycam ; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt hành chính chiếm giữ trái phép tài sản được quy định ở đâu?

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản có bị xử phạt hình sự không?

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản sẽ bị xử lý hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Xử phạt hành chính chiếm giữ trái phép tài sản bao nhiêu tiền?

heo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021, người chiếm giữ tài sản của người khác bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng. Đồng thời, buộc người chiếm giữ trái phép tài sản phải trả lại tài sản theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm