Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc về việc chia thừa kế đất đai, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là bố tôi nay sức khoẻ đã yếu, bác sĩ tiên lượng xấu nên ông muốn làm di chúc để lại tài sản cho con cháu. Ông có một thửa đất đã sinh sống từ lâu, nay muốn để lại tài sản này cho con cháu nhưng đất này lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Tôi thắc mắc rằng khi thừa kế đất không có giấy tờ như thế nào? Pháp luật quy định thức tự phân chia di sản thừa kế ra sao? Mong được luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đa tin tưởng và gửi câu hỏi đến LSX. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại thông tin bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba gồm những ai?
Hàng thừa kế được xác định khi việc thừa kế được tiến hành theo pháp luật mà không thông qua hoặc không có di chúc do người chết để lại.
Cụ thể, theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trường hợp nào việc thừa kế được xác định theo hàng thừa kế?
Việc xác định hàng thừa kế chỉ diễn ra khi thừa kế được tiến hành theo pháp luật, cụ thể trong các trường hợp quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Đất không có giấy tờ có chia thừa kế được hay không?
Căn cứ vào Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, việc xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:
– Đối với đất do người đã mất để lại mà người đó đã có Giấy chứng nhận thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
– Đối với trường hợp đất do người đã mất để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
– Trường hợp người đã mất để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì được phân biệt như sau:
+ Trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.
+ Trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.
+ Trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.
Như vậy, cho dù đất vẫn chưa có sổ đỏ, sổ hồng nhưng nếu quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì vẫn có thể được chia di sản thừa kế theo quy định.
Thừa kế đất không có giấy tờ như thế nào?
Theo pháp luật dân sự Việt Nam quy định có hai loại thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
* Chia thừa kế theo di chúc
Căn cứ theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Di chúc như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Đồng thời tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền sau đây:
– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, nếu di chúc hợp pháp, việc chia thừa kế là quyền sử dụng đất sẽ được phụ thuộc vào nội dung di chúc. Tuy nhiên, khi có người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản sẽ được chia lại để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.
* Chia thừa kế theo pháp luật
Căn cứ theo định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 651 và Điều 652, thừa kế theo pháp luật sẽ chia như sau:
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thừa kế đất không có giấy tờ như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đơn giản cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh có phải bồi thường không?
- Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình mới
- Tặng cho quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo có được không?
Câu hỏi thường gặp:
Mỗi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người khác thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người để lại thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật.
Người để lại thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất kỳ điều kiện nào như thành phần xã hội, năng lực hành vi,…
Đối với pháp nhân, tổ chức được thành lập với những mục đích và nhiệm vụ khác nhau Tài sản của pháp nhân, tổ chức để duy trì các hoạt động của chính mình và không cá nhân nào có quyền tự định đoạt tài sản của pháp nhân; tổ chức. Khi pháp nhân, tổ chức đình chỉ hoạt động của mình, tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật. Pháp nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ thừa kế với tư cách là người được hưởng di sản theo di chúc.
Nếu là thừa kế theo di chúc, thì người thừa kế là cá nhân còn có thể là người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Nếu là thừa kế theo pháp luật, thì ngoài điều kiện cá nhân được hưởng thừa kế theo di chúc; cá nhân trở thành người thừa kế theo pháp luật khi cá nhân đó thuộc hàng thừa kế mà pháp luật quy định hoặc là người thừa kế thế vị.
Một pháp nhân; tổ chức chỉ được coi là người thừa kế theo di chúc mà không bao giờ hưởng thừa kế theo pháp luật.
Pháp nhân phải đảm bảo vẫn đang hoạt động bình thường tại thời điểm mở thừa kế; chưa bị giả thể hoặc bị tuyên bố phá sản.