Đòi nợ quá hạn vẫn luôn là vấn đề nan giải với các chủ nợ và việc thuê người đòi nợ hộ đã không còn là hoạt động xa lạ đối với người dân. Tuy nhiên việc thuê người đòi nợ thường là thuê những người có máu mặt , những người sẽ sử dụng các biện pháp tiêu cực như mắng chửi, nhục mạ, đánh đập, … để đòi nợ. Đó là những hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội và cũng đã có không ít những trường hợp xảy ra những vụ ẩu đả rồi từ đó phát sinh những vụ việc, thương tích không đáng có. Vậy việc Thuê người đòi nợ có bị xem là bất hợp pháp?
Câu trả lời sẽ được LSX giải đáp trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Đòi nợ thuê là gì?
Theo quy định pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa cụ thể về đòi nợ thuê. Đòi nợ thuê có thể hiểu là việc một bên thứ ba được chủ nợ (tổ chức kinh tế, cá nhân có quyền đòi nợ) thuê theo hợp đồng dịch vụ để đòi khách nợ (tổ chức kinh tế, cá nhân có nghĩa vụ trả nợ) đối với những khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn là nợ chưa được khách nợ thanh toán cho chủ nợ khi đã quá thời hạn phải thanh toán theo thoả thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc đã quá thời hạn phải thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên thực tế, có thể phân loại đòi nợ thuê theo 02 hình thức: (i) Đòi nợ kiểu “xã hội đen” và (ii) Đòi nợ pháp lý.
Đòi nợ “xã hội đen” được hiểu là khi phát sinh một khoản nợ quá hạn, khó đòi thì người chủ nợ không sử dụng các biện pháp theo quy định pháp luật mà sẽ thuê những đối tượng “có máu mặt” trong xã hội để thay mình đứng ra đòi khách nợ. Những đối tượng này thường dùng các biện pháp như nhắn tin khủng bố, đe dọa đánh đập, phá hoại tài sản, đổ chất bẩn vào nhà… để uy hiếp khách nợ phải trả tiền. Các hành vi trên đều là hành vi trái pháp luật, người thực hiện các hành vi đó tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Hình thức đòi nợ kiểu “xã hội đen” bị pháp luật nghiêm cấm.
Đòi nợ pháp lý là một cách đòi nợ hợp pháp, tuân thủ theo các quy định pháp luật. Theo Luật Đầu tư năm 2014 thì dịch vụ kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một nghành nghề kinh doanh có điều kiện. Doạnh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định, các tiêu chuẩn của người quản lý và giám đốc, tiêu chuẩn đối với người lao động và phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ.
Thuê người đòi nợ có bị xem là bất hợp pháp?
Đòi nợ có thể hiểu là hình thức, dịch vụ kinh doanh đầu tư đòi những món nợ mà người nợ dai dẳng không chịu trả. Hiện nay người đòi nợ có các hành vi thực hiện đòi nợ khác nhau kể cả hành vi mang tính chất côn đồ gây ảnh hưởng đến người khác.
Tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 có quy định về đòi nợ thuê như sau:
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
- Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
…
Như vậy, việc đầu tư kinh doanh đòi nợ được xem là ngành, nghề bị cấm theo quy định của pháp luật và nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, thuê người đòi nợ cũng sẽ bị xem là bất hợp pháp.
Xử phạt hành vi đòi nợ thuê trái pháp luật như thế nào?
Khi hành vi đòi nợ thuê bị tố cáo hoặc bị phát giác, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ của các hành vi của các đối tượng đòi nợ thuê để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu các đối tượng có hành vi đe dọa, khủng bố tinh thần và có những hành vi xúc phạm nghiêm trọng về danh dự, nhân phẩm của những khách nợ thì sẽ bị truy cứu về “Tội làm nhục người khác” được quy định Điều 155 Bộ luật hình sự hiền hành. Mức phạt cao nhất đối với tội này lên tới 5 năm tù nếu trường hợp người phạm tội có những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Điều 155. Tội làm nhục người khác
- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu những đối tượng đòi nợ có những hành vi đe dọa đến tính mạng của khách nợ thì sẽ bị truy cứu về “Tội đe dọa giết người” quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự hiện hành
Điều 133. Tội đe dọa giết người
- Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Ngoài ra, nếu trường hợp trong khi đòi nợ, các đối tượng đòi nợ đánh đập hoặc có những hành vi hành hung gây thương tích cho khách nợ thì sẽ bị truy cứ trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự hiện hành. Theo đó, căn cứ theo tính chất và mức độ thương tích của nạn nhân, các đối tượng có thể sẽ bị phạt tù lên tới 20 năm hoặc tù chung thân.
Bên cạnh đó, việc các đối tượng đi đòi nợ thuê có mục tiêu là lấy được những khoản nợ là tiền hoặc tài sản của các khách nợ. Tuy nhiên, nếu trường hợp các nhóm đòi nợ thuê hoạt động bất hợp pháp khi không đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký nhưng không lập hợp đồng dịch vụ với những chủ nợ mà đi đòi nợ thì thực chất chính là hành vi cưỡng đoạt tài sản, Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản thì mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này lên tới 20 năm, cụ thể như sau:
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
- Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Làm sao để đòi nợ hợp pháp?
Nguyên tắc là không được thực hiện những hành vi mang tính chất côn đồ, đe dọa, uy hiếp tinh thần, bắt giữ trái pháp luật,… làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, gây mất trật tự công cộng.
Nếu phát hiện con nợ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể tố cáo lên Cơ quan công an đề kịp thời xử lý.
Để đòi nợ hợp pháp người đòi nợ cần gửi đơn khởi kiện ra Tòa án để giải quyết, các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ.
Nội dung, hình thức của đơn khởi kiện được quy định cụ thể tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Thông qua các hình thức như: nộp trực tiếp, gửi bưu điện, gửi trực tuyến đến Tòa án cấp huyện người vay tiền sinh sống, làm việc.
Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết.
Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tòa án sẽ là việc xem xét và đưa ra xét xử sơ thẩm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân chi tiết theo quy định năm 2023
- Thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự năm 2023 như thế nào?
- Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thuê người đòi nợ có bị xem là bất hợp pháp” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục đăng ký thế chấp tàu biển. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư không đáp ứng các điều kiện theo quy định;
Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện theo quy định.
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư kinh doanh ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Nếu đến hạn trả nợ mà người đi vay không trả được, bên cho vay và bên đi vay nên ngồi lại nói chuyện với nhau về cách trả nợ (ví dụ như gia hạn thời hạn trả nợ). Nếu sau khi thương thảo, hai bên không đặt được kết quả trả nợ thì bạn có thể sử dụng một trong hai cách sau:
Khởi kiện ra Tòa án: Đối với việc không đòi được nợ từ người đi vay.
Làm đơn tố giác tội phạm về Tội lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản: Trong trường hợp bên đi vay có tiền nhưng không trả.