Đanh nhau là hành vi gây thương tích cho đối phương, bên cạnh đó hành vi này còn gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương. Chính vì vậy, khi bắt gặp những vụ việc đánh nhau gây ảnh hưởng đến anh ninh trật tự cần báo cáo cho cơ quan chức năng để xử lý, răn đe. Để cơ quan chức năng có thể nắm bắt được nhanh chóng nắm bắt được tình hình thì báo cáo cần được viết rõ ràng, chi tiết, tường tận. Hãy tham khảo mẫu báo cáo vụ việc đánh nhau dưới đây của Luật sư X nhé.
Báo cáo vụ việc được dùng khi nào?
Báo cáo vụ việc là một loại văn bản hành chính (ở cả dạng giấy và điện tử) dùng để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc.
Trong quá trình hoạt động tại các cơ quan, tổ chức thường xảy ra những sự việc đột xuất, đó có thể là những sự cố ngoài ý muốn hay cũng có thể là những sự kiện đột xuất mang tính tích cực. Theo đó, bất kỳ trường hợp nào làm xuất hiện những sự việc bất thường đều cần có những tác động tương xứng từ phía chủ thể quản lý.
Vì vậy, mục đích của việc viết Báo cáo về các vụ việc, sự kiện nhằm giúp các cơ quan quản lý nắm được bản chất sự việc, sự kiện xảy ra để từ đó đề ra các chủ trương, biện pháp giải quyết một cách chính xác, hiệu quả.
Đối tượng lập Báo cáo vụ việc là các cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện công việc đó. Theo đó, trường hợp vụ việc xảy ra có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm viết báo cáo. Nơi tiếp nhận báo cáo là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được giao quản lý sự việc.
Mẫu báo cáo vụ việc đánh nhau chi tiết
Hướng dẫn đầy đủ các bước lập Báo cáo vụ việc đánh nhau
Mặc dù là loại văn bản được sử dụng phổ biến, tuy nhiên pháp luật không quy định thống nhất mẫu Báo cáo vụ việc. Cơ quan, tổ chức lập Báo cáo có thể tự lập hoặc tham khảo các mẫu có sẵn trên mạng.
Dưới đây là các bước lập Báo cáo vụ việc có thể tham khảo:
Bước 01: Thu thập thông tin
Thông tin liên quan đến sự việc là cơ sở, bằng chứng, căn cứ để trình bày báo cáo về vụ việc đó. Người viết Báo cáo vụ việc phải phân tích các mối quan hệ của vụ việc để thu thập đầy đủ và chính xác thông tin, tư liệu bởi với mỗi vụ việc khác nhau cần thu thập các thông tin, tư liệu khác nhau.
Yêu cầu về thông tin, tư liệu:
+ Thông tin, tư liệu đó phải liên quan đến sự việc (trước lúc xảy ra, trong lúc xảy ra và sau khi xảy ra vụ việc);
+ Thông tin, tư liệu phải chính xác, trung thực: Các nguồn thông tin có thể đến từ người dân, người tham gia sự việc, báo chí, người chứng kiến, máy quay tự động, ….
+ Các loại thông tin, tư liệu cần thu thập có thể là: Văn bản, bản ghi âm, ghi hình…
Bước 2: Viết báo cáo vụ việc theo trình tự sau:
+ Viết tên gọi của báo cáo vụ việc: Tên gọi loại văn bản, Tên loại sự việc xảy ra; Tên địa điểm xảy ra sự việc…
+ Viết nội dung báo cáo: Mô tả tình tiết, diễn biến sự việc đã xảy ra, chỉ ro những hậu quả về người, về tài sản, về trật tự, trị an; Đánh giá bước đầu về nguyên nhân dẫn đến vụ việc đó; Nêu rõ những biện pháp đã thực hiện nhằm giải quyết vụ việc đó và tình hình thực tế sau khi áp dụng các biện pháp để giải quyết vụ việc đó…
Sau khi hoàn thành Báo cáo vụ việc dưới dạng bản thảo, người viết Báo cáo trình hồ sơ báo cáo sự việc lên lãnh đạo cơ quan, tổ chức xem xét, phê duyệt.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu báo cáo vụ việc đánh nhau chi tiết theo quy định 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như điều kiện để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tùy tình tiết vụ việc sẽ áp dụng các mức phạt như sau:
– Phạt từ 1 triệu – 2 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng (điểm b khoản 2 Điều 7);
– Phạt từ 2 triệu – 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm b khoản 3 Điều 7);
– Phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đối với các hành vi tại điểm a, b khoản 4 Điều 7, bao gồm:
+ Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
+ Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.
Theo đó, hành vi đánh nhau được xem là một trong những hành vi gây mất trật tự công cộng.
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có các tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) thì sẽ bị truy cứu Trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Mức phạt tối đa có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Tuy nhiên, trong trường hợp đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức phạt về hành vi gây mất trật tự công cộng đã nêu trên.