Đối với bộ đội, thì việc nghỉ phép, về phép sẽ tuân thủ theo quy định của từng cơ quan, đơn vị. Khi xin về phép thì bộ đội cần làm bản cam kết về việc xin nghỉ phép gửi cho người có thẩm quyền. Mẫu bản cam kết về phép của bộ đội cần đảm bảo về nội dung cũng như hình thức để có thể được thuận lợi cho phép. Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu bản cam kết về phép của bộ đội chuẩn quy định, hãy tham khảo mẫu bản cam kết về phép của bộ đội dưới đây của Luật sư X nhé, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.
Chế độ nghỉ phép đối với sĩ quan quân đội
Chế độ nghỉ phép năm:
– Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau:
+ Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày.
+ Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày.
+ Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
– Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
+ 10 ngày đối với các trường hợp:
++ Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên.
++ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên.
++ Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.
++ 05 ngày đối với các trường hợp:
++ Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km.
++ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên.
++ Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân), do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định.
Chế độ nghỉ phép đặc biệt:
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp:
– Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
– Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.
Chế độ phép năm đối với quân nhân chuyên nghiệp công nhân và viên chức quốc phòng
Chế độ nghỉ phép năm:
– Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau:
+ Dưới 15 năm phục vụ được nghỉ 20 ngày.
+ Từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm phục vụ được nghỉ 25 ngày.
+ Từ đủ 25 năm phục vụ trở lên được nghỉ 30 ngày.
– Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ở đơn vị đóng quân cách xa gia đình được ưu tiên nghỉ phép hằng năm như sau:
+ Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên hoặc tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK được nghỉ thêm 10 ngày mỗi năm.
+ Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và đang hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 đến 0,7 hoặc tại các đảo hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,1 đến dưới 1,0 được nghỉ thêm 05 ngày mỗi năm.
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ở đơn vị đóng quân cách xa gia đình nếu có nguyện vọng thì được gộp số ngày nghỉ phép của hai năm để nghỉ một lần.
Chế độ nghỉ phép đặc biệt
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong những trường hợp sau đây:
+ Kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
+ Bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ; bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế.
+ Gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra.
Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan binh sĩ phục vụ tại ngũ
– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
– Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Mẫu đơn xin về phép của bộ đội gồm những thông tin gì?
Mẫu đơn xin về phép của bộ đội là mẫu đơn của bộ đội viết để xin về phép, xin nghỉ. Thường mẫu đơn xin về phép của bộ đội gồm những thông tin như:
- Quốc hiệu tiêu ngữ và tiêu đề biên bản
- Thủ trưởng Đơn vị Quân khu, người có thẩm quyền xét duyệt
- Tên người làm đơn, thông tin người làm đơn
- Thời gian xin nghỉ phép
- Lý do xin nghỉ
- Nơi về nghỉ phép
- …
Mẫu bản cam kết về phép của bộ đội
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tra cứu giấy phép lái xe bằng cccd Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào khoản 1 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 50. Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
c) Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
d) Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
đ) Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
e) Được ưu đãi về bưu phí;
g) Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
h) Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
i) Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
k) Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
l) Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
Theo như quy định trên thì một người phải đi nghĩa vụ quân sự ít nhất từ 13 tháng trở lên thì mới được nghỉ phép theo chế độ.
Trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Theo chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, khi thời gian đi nghĩa vụ quân sự từ tháng mười ba trở đi sẽ được nghỉ phép theo chế độ do Bộ Quốc phòng quy định.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Trường hợp, hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ được nêu ở trên mà gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP)
Do đó, tân binh mới nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ chưa đủ điều kiện được về nhà theo quy định hiện hành.
Nếu đã nhập ngũ từ tháng tháng mười ba trở đi sẽ được về nhà với số ngày nghỉ phép là 10 ngày, trường hợp đột xuất thì không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về).