Trong tình hình hiện nay, vũ khí được sử dụng để tăng hiệu quả trong các hoạt động quốc phòng, bắt tội phạm, thực thi pháp luật. So với các công cụ thông thường như gậy, đá và gạch, tất cả đều có thể được sử dụng làm vũ khí, thì cũng có nhiều vật dụng được thiết kế rõ ràng. Súng là vũ khí rất quan trọng cho an ninh, quốc phòng và bộ môn bắn súng là bộ môn thể thao. Vậy Quy định về sử dụng vũ khí thể thao năm 2023 như thế nào? hãy cùng LSX tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
Vũ khí thể thao là gì?
Tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về khái niệm vũ khí thể thao như sau;
“5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.”
Quy định về sử dụng vũ khí thể thao
Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
Căn cứ Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ như sau:
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
– Người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.
– Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.
– Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.
– Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.
– Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy.
– Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
– Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.
Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao
Theo Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về đối tượng được trang bị vũ khí thể thao như sau:
(1) Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao bao gồm:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Công an nhân dân;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
- Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.
(2) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
(3) Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Quy định về đối tượng được trang bị vũ khí thể thao được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
“2. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao, bao gồm:
- Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Công an nhân dân;
- Học viện, trường Công an nhân dân;
- Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân có huấn luyện thi đấu thể thao.”
Thủ tục xin cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao
Theo Điều 26 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:
– Bước 1: các chủ thể có yêu cầu cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao. Cụ thể:
+ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao bao gồm các loại tài liệu, giấy tờ sau đây: văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí thể thao; bản sao Giấy phép trang bị vũ khí thể thao; bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho; giấy tờ chứng minh xuất xứ hợp pháp của vũ khí thể thao; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
+ Hồ sơ đề nghị cấp đổi, cấp lại Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao bao gồm các loại tài liệu, giấy tờ sau đây: văn bản đề nghị nêu rõ lý do; số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí thể thao; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ. Trong trường hợp làm mất, hư hỏng Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao thì trong hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do mất, hư hỏng và kết quả xử lý;
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền:
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì nộp 01 bộ tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Bước 3: Tiếp nhận, xử lý yêu cầu:
Pháp luật quy định trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao. Đối với trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về sử dụng vũ khí thể thao năm 2023 như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đăng ký bảo hộ logo bắc giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí bị xử lý như thế nào?
- Nguyên tắc khi sử dụng vũ khí quân dụng như thế nào?
- Buôn bán vũ khí quân dụng phạt thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Cung tên thể thao thuộc nhóm vũ khí thể thao và chỉ được trang bị cho những đối tượng theo đúng quy định tại mục 2 và tuân thủ các cách thức sử dụng; đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền là Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an cấp phép.
Nên nếu như người ngoài không thuộc đối tượng được trang bị vũ khí thể thao thì người dân bình thường không được sử dụng hay mua bán cung tên thể thao để tiến hành luyện tập.
Căn cứ Điều 27 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về sử dụng vũ khí thể thao như sau:
“Điều 27. Sử dụng vũ khí thể thao
Vũ khí thể thao được sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao tại trường bắn hoặc địa điểm tổ chức, được cảnh giới và có biện pháp bảo đảm an toàn; tuân thủ giáo án tập luyện, luật thi đấu thể thao và điều lệ giải.
Vũ khí thể thao phải được kiểm tra an toàn trước, trong và sau khi tập luyện, thi đấu thể thao.
Vũ khí thể thao được giao cho vận động viên, huấn luyện viên, học viên hoặc hội viên thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này để tập luyện, thi đấu thể thao tại địa điểm tập luyện và thi đấu.”
Theo đó, súng thể thao chỉ được sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao tại trường bắn hoặc địa điểm tổ chức, được cảnh giới và có biện pháp bảo đảm an toàn. Ngoài ra, súng thể thao có thể được giao cho vận động viên, huấn luyện viên, học viên hoặc hội viên thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này để tập luyện, thi đấu thể thao tại địa điểm tập luyện và thi đấu.