Xuất khẩu gạo ở Việt Nam ngày càng được các bạn bè quốc tế, đối tác quốc tế đánh giá cao về cả chất lượng lẫn mẫu mã sản phẩm. Gạo Việt Nam có thể được tự hào là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới cũng như xuất khẩu thuộc top đầu thế giới. Có thể thấy, nông dân Việt Nam đang ngày càng phát triển và có nguồn đầu ra cho sản phẩm gạo của mình rộng mở và củng cố được đời sống tiến bộ hơn mỗi ngày. Vậy gạo xuất khẩu cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Điều kiện xuất khẩu gạo ở Việt Nam như thế nào?
LSX sẽ mang đến những thông tin liên quan đến vấn đề này cho các bạn trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 107/2018/NĐ-CP
Xuất khẩu hàng hóa là gì?
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Điều kiện xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Đối với Việt Nam, gạo là sản phẩm xuất khẩu hàng đầu đem lại nguồn thu nhập cao. Vì thế, gạo có rất nhiều tiêu chuẩn được áp dụng:
- ISO/DIS 7301: Gạo – Yêu cầu kỹ thuật
- Tiêu chuẩn Codex về gạo
- TCVN 1643:2008 (Gạo trắng – Phương pháp thử)
- QCVN 8-1:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm)
- TCVN 8049:2009 – Gạo. Xác định đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Phương pháp sắc ký khí
- QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
- QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm)
- QĐ số 46/2007/QĐ-BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm)
- TCVN 5644:2008 (Tiêu chuẩn áp dụng cho các loại gạo trắng thuộc loài Ory sativa L)
Và căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 107/2018/NĐ-CP gạo xuất khẩu cần đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể như sau:
“Điều 17. Đảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu
- Gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu; trừ trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
- Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và thương nhân xuất khẩu các mặt hàng gạo theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này có trách nhiệm thực hiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.”
Theo quy định đó, để đảm bảo gạo xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhập khẩu gạo tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện liên quan để có thể đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu một cách tốt nhất.
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước lâu đời thiên nhiên tạo hóa cho ta khí hậu đất đai khá thuận lợi cho việc phát triển các loại lúa nước thu được năng xuất cao. Tuy nhiên vì khí hậu khá khắc nghiệt cũng như giá thóc gạo luôn lên xuống hay chất lượng gạo nước ta còn chưa đồng đều đầu ra còn chưa được đảm bảo. Vì vậy nhà nước khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo điều chỉnh một số cơ chế để phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều mặt hàng gạo xuất khẩu chủ yếu như gạo thơm các loại, gạo cao cấp, gạo nếp, gạo janopica…Các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến việc nâng cao chất lượng gạo, truy xuất nguồn gốc và hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn cao của các thị trường xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu, quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Phát triển theo hướng tăng tỉ trọng các loại gạo có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng các loại gạo phẩm cấp thấp.
Để đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân được đăng ký kinh doanh và thành lập theo quy định của pháp luật về kinh doanh xuất nhập khẩu gạo khi thoả mãn những điều kiện như sau:
- Cần có ít nhất 01 kho chuyên dùng để trữ thóc, gạo phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền công bố theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (Kho chứa, xay, nấu thóc, cơ sở rang gạo nếu đảm bảo điều kiện này phải là tài sản của một là thương nhân hoặc do thương nhân thuê của cá nhân tổ chức khác, có thoả thuận thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời gian thuê tối thiểu 05 năm; Chú ý: Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho mượn các kho chứa, cơ sở chế biến thóc, gạo, xay, rửa đã tự kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận của mình gửi thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận);
- Có ít nhất một cơ sở chế biến thóc, gạo hoặc 01 cơ sở xay, xát phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở chế biến thóc, gạo, xay, xát do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Chú ý:
Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không yêu cầu đảm bảo về điều kiện kinh doanh khi xuất khẩu những loại gạo trên không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có nghĩa vụ ký quỹ theo quy định pháp luật.
Thương nhân kinh doanh gạo gạo đồ, hữu cơ, gạo tăng vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần nộp cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định ban hành theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo này đáp ứng với những tiêu chí, phương pháp đánh giá được Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
Trình tự kiểm tra cấp chứng nhận xuất khẩu gạo
Giai đoạn 1: Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Giai đoạn 2: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở chế biến thóc, gạo, xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi doanh nhân được cấp Giấy chứng nhận.Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra là thời hạn cho Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, gửi kèm theo biên bản kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có).
Giai đoạn 3: Theo đột xuất hoặc kế hoạch định kỳ hàng năm Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra công tác hậu kiểm và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân. Công tác kiểm tra rất quan trọng và phải bất ngờ để đảm bảo chất lượng của sản xuất gạo luôn đảm bảo.
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Bước 1: Nộp hồ sơ tại nơi có thẩm quyền: Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân (cơ sở kinh doanh xuất khẩu gạo).
Một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm:
a) Đơn đề nghị (theo Mẫu số 01quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này- 01 bản chính);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
c) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở chế biến thóc, gạo, xay, xát (trong trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (trong trường hợp kho chứa, cơ sở chế biến thóc gạo xay, xát, thuộc sở hữu của thương nhân) gồm: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Thương nhân có thể nộp hồ sơ theo 2 cách:
- Trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện qua địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hoặc
- Nộp gián tiếp có thể theo 2 phương thức: hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Chú ý: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
Bước 2: Đợi đến thời hạn xử lí hồ sơ và trả kết quả:
Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là thời hạn Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ là thời hạn cho Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ngoài ra các thương nhân cần lưu ý: Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
– Việc cấp đổi Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực theo trình tự như sau:
- Thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đến Bộ Công Thương tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
- Số lượng bộ hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới thực hiện theo quy định pháp luật như trên.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận ở cơ quan có thẩm quyền.
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo
Ngành lúa gạo có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt góp phần cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, sự phát triển của ngành đang đứng trước nhiều thử thách. Ngành tiếp tục tái cơ cấu mạnh theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước và xuất khẩu. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong thời gian tới cần phải có các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
Giải pháp từ các cơ quan quản lý Nhà nước:
Thứ nhất, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo và quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân phù hợp diễn biến tình hình thị trường, tạo thuận lợi cho thương nhân tham gia xuất khẩu gạo, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu cũng đang là yêu cầu cấp bách.
Từ năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, thay thế cho Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, có nhiều điểm mới thể hiện tư duy đổi mới trong quản lý của Chính phủ, của Bộ Công thương về kinh doanh xuất khẩu gạo như: loại bỏ quy định về địa bàn đầu tư xây dựng, quy mô kho chứa, cơ sở xay xát chế biến thóc, gạo; khuyến khích thương nhân đầu tư sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng gạo có chất lượng, giá trị cao; thương nhân có thể thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh… Đây là những bước tiến mới về thể chế theo hướng mở, tạo thuận lợi cho thương nhân khi gia nhập thị trường xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã ký nhiều FTA như Hiệp định EVFTA; RCEP; UKVFTA, thì các cơ quan chức năng cần rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách để ứng phó linh hoạt, phù hợp những biến động thường xuyên từ thị trường xuất khẩu gạo.
Thứ hai, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các FTA đã ký kết để tận dụng tối đa cơ hội mở rộng khai thác các thị trường như Hàn Quốc, EU… Cùng với đó, Bộ sẽ thực hiện các giải pháp về cơ chế chính sách, tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại, nội luật hóa các cam kết quốc tế, thủ tục hải quan, logistics… giúp doanh nghiệp xuất khẩu gạo khai thác tốt thị trường.
Đáng lưu ý, Bộ Công Thương tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Bộ NN&PTNT – là cơ quan được giao chủ trì về sản xuất tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp liên quan đến tái cơ cấu ngành lúa gạo, nâng cao giá trị và chất lượng gạo Việt Nam, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.
Bên cạnh đó, tăng cường chọn tạo và phát triển giống lúa đáp ứng cơ cấu chủng loại gạo theo chiến lược xuất khẩu. Trong đó cần ưu tiên cho giống lúa thơm, đặc sản và phát triển các vùng sản xuất tập trung theo giống được xác định có sự liên kết sản xuất – tiêu thụ, xuất khẩu. Kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để sản phẩm có chất lượng đồng nhất và đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm. Về vấn đề này, cần đáp ứng tuyệt đối quy định mức dư lượng tối đa cho phép của thuốc bảo vệ thực vật và truy xuất được nguồn gốc.
Ngoài ra, để đảm bảo xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao, cần cụ thể hóa chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thương hiệu và được gắn nhãn chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam (Vietnam Rice). Hỗ trợ thiết lập các văn phòng giới thiệu, quảng bá gạo Việt Nam ở các thị trường trọng điểm.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, cần thực hiện có hiệu quả các Hiệp định FTA để phát triển thị trường xuất khẩu gạo, trong đó tận dụng khả năng gạo xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện thâm nhập các phân khúc gạo cao cấp; hỗ trợ các hoạt động quốc tế quảng bá gạo Việt Nam, tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam ở nước ngoài và tham gia các diễn đàn quốc tế về lúa gạo,… nhằm góp phần đưa giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục đạt giá trị cao.
Giải pháp từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như người nông dân, cần chủ động tìm hiểu về các FTA; chủ động nghiên cứu và thực hiện tốt văn bản hướng dẫn thực thi FTA của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các hiệp định EVFTA, RCEP…; chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngay trên “sân nhà”. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong khâu sản xuất, chế biến của mình để phục vụ xuất khẩu; kiểm soát tốt vấn đề về kiểm dịch thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến để có gạo hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Bên cạnh đó, phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua chất lượng và giá cả, đồng thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu bền vững, duy trì và đa dạng hóa được thị trường; cần chuẩn bị các biện pháp đối phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại thông qua việc theo dõi tình hình thị trường, giá cả, các điều kiện trong giao thương, nâng cao năng lực.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Năm 2022 khi xuất khẩu gạo có cần xin giấy phép hay không?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo năm 2023
- Campuchia: Từ chỗ thiếu gạo ăn đến dư thừa xuất khẩu
Khuyến nghi
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật thương mại đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Điều kiện xuất khẩu gạo ở Việt Nam” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về xin xác nhận tình trạng hôn nhân…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Thương nhân có thể chọn nộp hồ sơ theo các cách sau:
– Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương. Địa chỉ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
– Cách 2: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Bộ Công Thương theo địa chỉ trên.
– Cách 3: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương.
Theo quy định Điều 5 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.