Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống người dân cũng dần được cải thiện. Điều đó được biểu hiện qua rất nhiều mặt như không còn ăn no mà là ăn ngon, không phải mặc ấm mà là mặc đẹp, đi xe hơi,… Và một trong số đó có thể kể đến là việc ngày càng nhiều người có thu nhập hơn và có thể thử nhiều loại trái cây nhập khẩu khác nhau. Bởi trái cây nhập khẩu thường phải qua kiểm định nghiêm ngặt và giá cả của chúng cũng khá cao. Vì vậy mà ngày càng nhiều trái cây được nhập khẩu vào Việt Nam. Vậy thủ tục nhập khẩu trái cây tươi năm 2023 quy định như thế nào? Ngay sau đây hãy cùng LSX đi tìm hiểu vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý ngoại thương 2017
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP
- Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT
Hàng nhập khẩu có cần được kiểm tra không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
- Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này;
- Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
- Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Những hàng hóa nêu trên được kiểm tra theo nguyên tắc và do cơ quan, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện. Các nguyên tắc kiểm tra gồm có:
- Công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với hoạt động ngoại thương, nhất là đối với hàng hóa xuất khẩu;
- Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong điều kiện cho phép, bảo đảm yêu cầu quản lý và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Bảo đảm các nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm tra thực vật bao gồm:
– Thực vật: Cây và các bộ phận còn sống của cây.
– Sản phẩm của cây
- Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;
- Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;
- Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính);
- Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh;
- Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;
- Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật;
- Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.
– Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
– Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.
– Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học..
– Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
– Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
– Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.
Như vậy, trái cây tươi thuộc sản phẩm phải kiểm tra thực vật.
Hàng hóa nào bị cấm xuất nhập khẩu?
Bên cạnh đó vẫn có những danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định các hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu bao gồm:
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
- Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
- Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Một số hàng hóa nhập khẩu cần có giấy phép và điều kiện bao gồm:
- Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III Nghị định này.
- Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa kèm theo mã HS trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
- Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định.
- Căn cứ mục tiêu điều hành trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số loại hàng hóa.
Cùng với đó là có những hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định riêng:
- Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu chủ yếu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ để nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu chỉ được tái xuất khẩu thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc theo giấy phép của Bộ Công Thương. Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa tái xuất theo giấy phép cho từng thời kỳ và tổ chức thực hiện.
- Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên giới phù hợp với pháp luật Việt Nam và các nước cũng như các thỏa thuận có liên quan của Việt Nam với các nước hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ Quốc phòng, Công an quy định việc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Việc nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định này nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi như thế nào?
Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thủ tục nhập khẩu đối với từng loại hàng hóa được quy định tại Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định Điều 65 Luật quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi”. Hy vọng rằng những thương nhân đang muốn kinh doanh mặt hàng này có thể áp dụng kiến thức pháp lý trong bài viết của LSX. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Hợp đồng vay tiền có cần công chứng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
- Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Mức phạt lỗi cố tình vượt rào chắn đường sắt
Câu hỏi thường gặp
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
– Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Củ quả tươi thuộc danh mục hàng kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Nhập khẩu trái cây tươi bắt buộc phải thông qua kiểm dịch.