Xin chào Luật sư, tôi đang định tham gia vào một gói bảo hiểm nhân thọ có giá là 100.000.000 đồng trên 1 năm. Đây là một gói bảo hiểm nhân thọ có giá trị cao nên nhân viên tư vấn nếu mua thì công ty sẽ có quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định để đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng được đảm bảo và yên tâm khi mua. Nhưng tôi không hiểu lắm về quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Vậy quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là gì theo quy định năm 2023? Xin được giải đáp.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Nghiệp vụ và sản phẩm bảo hiểm là những gì?
Nghiệp vụ và sản phẩm bảo hiểm được quy định tại Điều 4 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi như sau:
- Bảo hiểm nhân thọ gồm các nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm và khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
- Bảo hiểm phi nhân thọ gồm các nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm, khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh.
Bảo hiểm bảo lãnh là hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo đó doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chấp nhận rủi ro của người được bảo lãnh, trên cơ sở người được bảo lãnh đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Các bên có thể thỏa thuận về việc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Bảo hiểm sức khỏe gồm các nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm quy định trong Giấy phép và phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là gì theo quy định năm 2023?
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định 73/2016/NĐ-CP dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
- Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
- Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
- Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
- Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
- Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
Sự cần thiết của Quỹ dự phòng nghiệp vụ hiện nay
Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là một trong các yếu tố quan trọng nhất đối với sự tồn tại của doanh nghiệp bảo hiểm. Đó là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm được giao kết. Tính chất bắt buộc của việc trích lập dự phòng bảo hiểm được bắt nguồn từ 2 phương diện: kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm và luật pháp. Từ phương diện kỹ thuật nghiệp vụ: Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, năm nghiệp vụ và năm tài chính về cơ bản không trùng nhau. Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm thường bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 mỗi năm dương lịch. Thời hạn bảo hiểm khác nhau tuỳ theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm nên trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh trong năm tài chính này nhưng lại giải quyết vào năm tài chính sau. Để thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm là thanh toán các trách nhiệm được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập các loại dự phòng nghiệp vụ.
Trên phương diện luật pháp: Luật pháp của các quốc gia đều phải bảo vệ tối đa quyền lợi của người được bảo hiểm trước doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi vậy Nhà nước kiểm tra chặt chẽ khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, tránh việc doanh nghiệp bảo hiểm thu phí mà không thực hiện cam kết vào thời điểm cần thiết đối với người được bảo hiểm. Ở các nước, luật pháp bắt buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn dự trữ đầy đủ khoản phí bảo hiểm thu được để có khả năng thực hiện được các cam kết của mình. Phần phí giữ lại được sử dụng để bồi thường cho những tổn thất xảy ra thuộc phạm vi của hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
Ở nước ta, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định tại Điều 77, Khoản 2: “doanh nghiệp bảo hiểm được coi là đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ…”. Dự phòng nghiệp vụ luôn là đối tượng kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Kiểm tra việc trích lập đúng, đủ dự phòng nghiệp vụ sẽ cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm có tôn trọng các cam kết với người được bảo hiểm hay không. Từ đó, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm tập trung nguồn vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế.
Các loại quỹ dự phòng trong doanh nghiệp bảo hiểm
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
• Dự phòng phí: đảm bảo cho những rủi ro và chi phí chung liên quan đến rủi ro chưa xảy ra và có thể xảy ra kể từ ngày khóa sổ niên độ tài chính đến ngày kết thúc kì hạn của các hợp đồng bảo hiểm.
• Dự phòng bồi thường: được trích lập do sự sai lệch giữa thời điểm xảy ra tổn thất và thời điểm thanh toán bồi thường được thực hiện.
• Dự phòng dạo động lớn: nhằm khắc phục những tổn thất lớn nằm ngoài dự kiến xảy ra mà tổng phí giữ lại trong năm tài chính, sau khi đã trích lập dự phòng phí và dự phòng bồi thường, không đủ để chi trả bồi thường phần trách nhiệm giữ lại của bảo hiểm doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
• Dự phòng toán học: là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại các cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm và của người tham gia bảo hiểm.
• Dự phòng phí chưa được hưởng: chỉ áp dụng với những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn dưới một năm, tương tự như trong bảo hiểm phi nhân thọ.
• Dự phòng chi trả: được trích lập để chi trả cho những sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng chưa được thanh toán.
• Dự phòng chia lãi: dự phòng này được lập cho những hợp đồng có cam kết chia lãi và lãi chia được tích lũy qua các năm hợp đồng bảo hiểm.
• Dự phòng bảo đảm cân đối: được trích lập bảo đảm chi trả cho khách hàng ở những năm có sự biến động lớn về tỉ lệ tử vong.
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là gì theo quy định năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giải quyết ly hôn đơn phương. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động theo các nội dung quy định.
– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và ngược lại.
– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.
– Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
– Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.
– Các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng.
– Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai.
– Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính trước khi triển khai.
b) Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
– Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng phải bảo đảm:
a) Tuân thủ pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phong tục, tập quán của Việt Nam;
b) Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.
c) Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi và các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm,…
d) Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán.
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được phê chuẩn hoặc đăng ký với Bộ Tài chính.
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải công bố các sản phẩm bảo hiểm được phép triển khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ là một trong những mục quan trọng giúp gia tăng quỹ bảo hiểm xã hội.
Đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu:
Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nguồn quỹ, có khả năng thanh khoản cao.
Phải có lãi.
Đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh.