Mẫu hợp đồng gia công cơ khí chi tiết năm 2023

bởi Trà Ly
Mẫu hợp đồng gia công cơ khí chi tiết năm 2023

Khi cần một số loại máy móc, thiết bị cần gia công, lắp rắp mà không đủ kỹ thuật chuyên môn có thể thuê một đơn vị khác có chuyên môn, kỹ thuật để thực hiện. Để quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được thực hiện một cách đầy đủ, các bên có thể lập hợp đồng gia công cơ khí. Hợp đồng gia công cơ khí sẽ giúp các vấn đề thỏa thuận được rõ ràng, cụ thể. Nếu bạn đang tìm kiếm Mẫu hợp đồng gia công cơ khí chi tiết, hãy tham khảo Mẫu hợp đồng gia công cơ khí dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng gia công cơ khí là gì?

Theo quy định tại Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên nhận gia công sẽ thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Đối tượng của hợp đồng gia công là các vật được xác định theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Ví dụ như: Hợp đồng gia công quần áo, giày dép; Hợp đồng gia công gồ gốm, sứ; Hợp đồng gia công cơ khí,…

Hợp đồng gia công cơ khí là một dạng của hợp đồng gia công, trong đó có sự thỏa thuận giữa bên gia công và bên đặt gia công về các điều khoản đảm bảo lợi ích của hai bên.

Những điều khoản cần có trong hợp đồng gia công cơ khí

Hợp đồng gia công cơ khí được lập thành văn bản, có thể sử dụng các mẫu hợp đồng có sẵn hoặc do các bên tự soạn, trong đó cần đảm bảo thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

– Thông tin của các bên ký hợp đồng (bên thuê gia công và bên nhận gia công): Họ tên, địa chỉ, điện thoại,…

– Đối tượng của hợp đồng (sản phẩm cần gia công là gì?);

– Nguyên liệu gia công;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Thời gian sản xuất và giao sản phẩm;

– Thanh toán hợp đồng;

–  Chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công

– Trách nhiệm chịu rủi ro;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Mẫu hợp đồng gia công cơ khí chi tiết năm 2023
Mẫu hợp đồng gia công cơ khí chi tiết năm 2023

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công thế nào?

Bên đặt gia công

Theo quy định tại Điều 544 và Điều 545 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau:

– Bên đặt gia công có các nghĩa vụ:

+ Cung cấp nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công;

+ Cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công;

+ Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.

+ Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

– Bên đặt gia công có các quyền:

+ Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

+ Có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận.

Bên nhận gia công

– Bên nhận gia công có các nghĩa vụ:

+ Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.

+ Trường hợp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác; nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội thì từ chối thực hiện gia công.

+ Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, phương thức, chất lượng, thời hạn và địa điểm theo thoả thuận.

+ Giữ bí mật thông tin quy trình gia công và sản phẩm.

+ Chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.

+ Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

– Bên nhận gia công có các quyền:

+ Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng, địa điểm và thời hạn đã thoả thuận.

+ Từ chối sự chỉ dẫn của bên đặt gia công nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.

+ Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.

+ Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng phương thức, thời hạn đã thoả thuận.

Được đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 551 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công như sau:

– Trong trường hợp nhận thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo biết cho bên kia trước một thời gian hợp lý;

– Trường hợp bên đơn phương chấm dứt hợp đồng là bên đặt gia công thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

– Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.

Mẫu hợp đồng gia công cơ khí chi tiết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu hợp đồng gia công cơ khí chi tiết năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tải mẫu hợp đồng thuê nhà. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện về hàng hóa được phép gia công?

Theo quy định tại Điều 180 Luật Thương mại 2005 thì hàng hóa gia công phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Hàng hóa gia công không thuộc các loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh như: Các chất ma túy; các loại hóa chất khoáng vật; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên… theo quy định.
– Hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất nhập khẩu chỉ có thể được gia công khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Các sản phẩm mật mã được dùng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước; Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;…..
Các mặt hàng cấm nhập khẩu như: các loại hàng đã qua sử dụng bao gồm: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; Hàng điện tử; Hàng điện lạnh;…

Trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công ra sao?

Tại Điều 548 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định riêng về trách nhiệm chịu rủi ro khi thực hiện hợp đồng gia công. Theo đó:
– Cho đến thời điểm giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, ngay cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm