Quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Chấp hành viên trung cấp

bởi Thanh Loan
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trung cấp

Tham gia vào quá trình thi hành án dân sự bao gồm nhiều chủ thể và mỗi chủ thể có một vị trí, vai trò khác nhau. Trong đó, chủ thể tham gia hầu hết các giai đoạn của quá trình thi hành án và giữ chức vụ tổ chức thi hành án được gọi là Chấp hành viên. Chấp hành viên là công chức nhà nước được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định và hưởng lương từ ngân sách nhà nước chứ không hưởng thù lao theo việc. Vậy chấp hành viên có những nhiệm vụ quyền hạn gì? Bạn đọc có thể tham khảo quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Chấp hành viên trung cấp trong bài viết dưới đây của LSX nhé!

Chấp hành viên trung cấp là ai?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên trung cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc thi hành các vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án liên quan đến nhiều địa phương thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.

Điều kiện để trở thành Chấp hành viên trung cấp

Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, lối sống

  • Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của Cơ quan.
  • Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
  • Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
  • Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
  • Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ

  • Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
  • Am hiểu sâu về nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự;
  • Nắm được tình hình và xu thế phát triển của công tác thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
  • Có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan trong việc thi hành án;
  • Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của toà án; quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
  • Có khả năng phân tích, tổng hợp, thành thạo kỹ năng xây dựng văn bản, tài liệu liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và thuyết trình về các vấn đề được giao;
  • Đối với công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp phải là người đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu hoặc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đạt hiệu quả ít nhất 01 đề tài, đề án, sáng kiến trong phạm vi Cục Thi hành án dân sự hoặc Chi cục Thi hành án dân sự;
  • Công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp phải có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm (60 tháng) trở lên.
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trung cấp
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trung cấp

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có trình độ Cử nhân Luật trở lên;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Chấp hành viên trung cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp;
  • Có chứng chỉ Ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
  • Có chứng chỉ Tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT .

Công việc chính của một chấp hành viên

  • Thi hành các bản án, vụ việc được phân công,đảm bảo lợi ích của nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và thực hiện nghiêm chỉnh đạo đức.
  • Triệu tập đương sự, những người có liên quan để thi hành án.
  • Quyết định biện pháp áp dụng đảm bảo thi hành án
  • Yêu cầu cơ quan công an tạm giữ người chống lại thi  hành án
  • Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án
  • Được sử dụng công cụ hỗ trợ khi thực hiện thi hành công vụ
  • Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của thủ trưởng

Quy định về nhiệm vụ quyền hạn của chấp hành viên trung cấp

Điều 20 Luật thi hành án Dân sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên như sau

1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.

2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.

3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.

4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.

5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.

6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.

7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.

8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.

9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.

10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trung cấp”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp:

Chấp hành viên trung cấp có thể giải quyết việc thi hành án hành chính có yếu tố nước ngoài không?

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định về chức trách của Chấp hành viên trung cấp như sau:
Chấp hành viên trung cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc thi hành các vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án liên quan đến nhiều địa phương thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.
Theo đó, Chấp hành viên trung cấp chỉ có thể tổ chức thi hành hành chính phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án liên quan đến nhiều địa phương, không có yếu tố nước ngoài.
Việc giải quyết thi hành án hành chính có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của chấp hành viên cao cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BTP.

Chấp hành viên trung cấp có quyền triệu tập đương sự và người có liên quan để giải quyết việc thi hành án hay không?

Nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
Như vậy, dựa vào các căn cứ pháp luật vừa nêu trên thì Chấp hành viên trung cấp có quyền triệu tập đương sự và người có liên quan để giải quyết việc thi hành án.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm