Có nhiều công dân nữ hiện nay có mong muốn, nguyện vọng thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong số đó, có một số nữ quân nhân phục vụ tại ngũ có mong muốn học lên sĩ quan. Pháp luật đã có quy định về vấn đề sắp xếp vị trí, việc làm, huấn luyện, bồi dưỡng của các nữ quân nhân. Có nhiều nữ quân nhân thực hiện nghĩa vụ quân sự hiện nay có thắc mắc về việc nữ đi nghĩa vụ quân sự có được học lên sĩ quan hay không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
- Nghị định 27/2016/NĐ-CP
Nữ có được đi nghĩa vụ quân sự không?
Tại Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân như sau:
“Điều 6. Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.“
Như vậy, căn cứ quy định trên thì, công dân nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi quy định.
Cón đối với công dân nữ, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cho phép công dân nữ trong độ tuổi quy định, nếu tự nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ được Nhà nước chấp nhận.
Như vậy, không bắt buộc công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà thực hiện nghĩa vụ quân sự với tinh thần tự nguyện, được nhà nước chấp nhận.
Công dân nữ được tham gia nghĩa vụ quân sự khi nào?
Đối với công dân nữ phục vụ tại ngũ:
– Đủ tiêu chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn tuyển quân của quân đội được quy định tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP
– Hoàn toàn tự nguyện.
– Quân đội có nhu cầu.
Đối với công dân nữ phục vụ tại ngạch dự bị phải trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Nữ đi nghĩa vụ quân sự có được học lên sĩ quan hay không?
Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:
“Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.“
Như vậy, không phân biệt là công dân nam hay công dân nữ, khi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì người nhập ngũ phải phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội. Cụ thể:
Phục vụ tại ngũ
Phục vụ tại ngũ là thực hiện các công việc được giao trong quân đội, tùy vào vị trí, đơn vị được tiếp nhận.
Không chỉ vậy, với các hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật thì sẽ được ưu tiên làm tại các vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội (theo khoản 1 Điều 23 Luật Nghĩa vụ quân sự).
Theo đó, căn cứ vào ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật của người nhập ngũ thì sẽ sắp xếp hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao xuống thấp, ưu tiên ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật mà quân đội không đào tạo (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư số 220/2016/TT-BQP).
Tuy nhiên, trước khi sắp xếp vào vị trí việc làm thì các đối tượng này phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quân sự phù hợp với vị trí đảm nhiệm
Ngoài ra, ngoài thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể sắp xếp hạ sĩ quan, binh sĩ làm những công việc như nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; khi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn hoặc nếu có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Phục vụ trong ngạch dự bị
Với công dân nữ đi nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị thì tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 14/2016/NĐ-CP quy định:
– Sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn phù hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu thì sắp xếp nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn tương ứng.
– Nữ binh sĩ dự bị nhóm A (nhóm có độ tuổi đến hết 30 tuổi – Điều 26 Luật Nghĩa vụ quân sự) vào đơn vị bảo đảm chiến đấu trực thuộc quân chủng, binh chủng, đơn vị bộ đội địa phương.
Trong đó, các đơn vị sắp xếp nữ binh sĩ dự bị bao gồm:
– Đơn vị hậu cần, kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh TP. HCM, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Nhà trường.
– Đơn vị chuyên môn dự bị được xây dựng bởi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu, quân đoàn, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh TP. HCM, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh…
Như vậy, công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự hoàn toàn có thể học lên sĩ quan.
Có 2 trường hợp để chuyển lên sĩ quan đối với nữ thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
– Trường hợp 1: Trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự, khi Bộ quốc phòng có chỉ tiêu và nữ quân nhân được cơ quan, đơn vị cử đi học các lớp đào tạo sĩ quan trong quân đội và được xét nâng hàm sĩ quan.
– Trường hợp 2: Khi kết thúc nghĩa vụ quân sự, do đơn vị có nhu cầu tuyển dụng và Bộ quốc phòng có chỉ tiêu, thêm với điều kiện nữ quân nhân có bằng cấp thấp nhất phải là từ cao đẳng/ đại học trở lên thì có thể được chuyển ngạch sĩ quan và sẽ được cử đi học các lớp đào tạo sĩ quan.
Quyền lợi của nữ giới đi nghĩa vụ quân sự
Căn cứ Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định khi tham gia nghĩa vụ quân sự, nữ giới được đảm bảo các quyền lợi khi tại ngũ và khi xuất ngũ dưới đây:
– Khi tại ngũ: Được nghỉ phép năm:
- Áp dụng với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi, thời gian nghỉ là 10 ngày và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường
- Thân nhân được hỗ trợ 500.000 đồng/thân nhân/lần nếu thân nhân bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên; con đẻ, con nuôi hợp pháp được miễn, giảm học phí…
- Trường hợp phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng thì còn được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng…
– Khi xuất ngũ:
- Được nhận trợ cấp khi xuất ngũ: Cứ mỗi năm xuất ngũ thì người tham gia nghĩa vụ quân sự được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
- Được hưởng thêm phụ cấp quân hàm: Nếu phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng thì khi xuất ngũ còn được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; nếu thời gian này là từ tháng 25 – dưới 30 tháng thì được trợ cấp 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
- Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Với mức bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
- Được tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ (mức chi là 50.000 đồng/người).
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nữ đi nghĩa vụ quân sự có được học lên sĩ quan hay không 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
– Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
+ Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
– Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, các trường hợp không được đi nhập ngũ được quy định không bao gồm việc đã từng đi nghĩa vụ quân sự. Do đó, khi công dân đã đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng điều kiện tuyển quân thì vẫn có thể tiếp tục đăng ký tham gia.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định như sau:
“Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân
1. Về tuổi đời:
a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
b) Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
2. Tiêu chuẩn chính trị:
a) Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
4. Tiêu chuẩn văn hóa:
a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Như vậy, mặc dù công dân nữ thuộc diện tự nguyện và mong muốn đi, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ độ tuổi tham gia nghĩa vụ và hơn thế nữa phải đảm bảo được tiêu chuẩn sức khỏe.