Định mức chi phí tư vấn đấu thầu là bao nhiêu?

bởi Anh
Định mức chi phí tư vấn đấu thầu

Chi phí tư vấn đấu thầu luôn là chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Để có thể tổ chức một buổi đấu thầu thành công và tìm được nhà thầu phù hợp thì bên tổ chức đấu thầu thường tìm đến các bên tư vấn đấu thầu. Bên tư vấn đấu thầu sẽ là bên đưa ra những điều kiện, tổ chức và giúp bên có nhu cầu đấu thầu đưa ra các phương án, lựa chọn. Nhưng không phải chi phí của các bên tư vấn đấu thầu lúc nào cũng làm hài lòng được các nhà đầu tư. Vậy định mức chi phí tư vấn đấu thầu được quy định như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, mời các bạn đón đọc bài viết “Định mức chi phí tư vấn đấu thầu” dưới đây của LSX.

Căn cứ pháp lý

 Dịch vụ tư vấn và phi tư vấn trong đấu thầu là gì?

Theo khoản 8 và khoản 9 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về dịch vụ tư vấn và phi tư vấn trong đấu thầu như sau:

– Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu là một hoặc một số hoạt động bao gồm:

+ Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;

+ Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Khảo sát, lập thiết kế, dự toán; 

+ Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

+ Thẩm tra, thẩm định;

+ Giám sát;

+ Quản lý dự án;

+ Thu xếp tài chính; 

+ Kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ;

+ Các dịch vụ tư vấn khác.

– Dịch vụ phi tư vấn trong đấu thầu là một hoặc một số hoạt động bao gồm:

+ Logistics;

+ Bảo hiểm;

+ Quảng cáo;

+ Lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 bao gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

+ Nghiệm thu chạy thử;

+ Tổ chức đào tạo;

+ Bảo trì;

+ Bảo dưỡng;

+ Vẽ bản đồ;

+ Hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn.

Định mức chi phí tư vấn đấu thầu
Định mức chi phí tư vấn đấu thầu

Định mức chi phí tư vấn đấu thầu

Trong thủ tục đấu thầu có rất nhiều loại chi phí để thực hiện trong thủ tục đấu thầu, các loại chi phí này được quy định và yêu cầu thực hiện cụ thể như sau:

Theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 quy định về chi phí trong đấu thầu như sau:

Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;

b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm;

c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu;

d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu.

Đây là quy định đối với nội dung về chi phí trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu. Ta thấy tại điểm c và d có quy định về hồ sơ mời thầu. Như vậy ta có thể thấy rằng nội dung của hồ sơ mời thầu là vô cùng cần thiết. Việc lập một hồ sơ mời thầu là giai đoạn bước đầu để chào những chủ thầu nên nếu hồ sơ mời thầu càng rõ ràng và chi tiết thì quá trình lựa chọn nhà thầu diễn ra càng dễ dàng

  1. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;

b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư;

c) Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;

d) Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.

Bên cạnh việc lập hồ sơ mời thầu qua cách thông thường thì nội dung về lập hồ sơ mời thầu qua mạng cũng cần đến chi phí lập hò sơ qua mạng. Đây cũng là chi phí hợp lý và cần thiết trong quá trình đấu thầu

  1. Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm:

a) Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phí khác;

b) Chi phí tham dự thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Tại Khoản 3 là quy định về chi phí đối với đấu thầu qua mạng cũng các chi phí liên quan đến việc tham gia vào hệ thống đấu thầu qua mạng và chi phí tham gia dự thầu theo quy định của pháp luật

Đối với chi phí đấu thầu khi tư ván trực tiếp được quy định như sau

Theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Đối với chi phí lập tư vấn trực tiếp

Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:

a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;

b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

Đối với chi phí trong giai đoạn tư vấn trực tiếp này đã được quy định mức phí cụ thể , mức phí này được tính dựa trên giá của gói thầu nhưng lại bị hạn chế giữa hạn mức tối đa và tối thiểu. Mức tỉ lệ tính ở đây là bằng 0.1% đối với giá gói thầu trong từng trường hợp đấu thầu

Đối với việc thuê tư vấn

Việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

Đối với nội dung về thuê tư vấn sẽ được tính toán dựa trên phạm vi công việc, nội dung tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó cần tính đến năng lực của chuyên gia tư vấn để dự thảo tính phí đối với vấn đề về việc thuê chuyên gia tư vấn khi thiết lập hồ sơ mời thầu

Về chi phí trong trường hợp thuê tư vấn đấu thầu

Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

Chi phí tư vấn đấu thầu trong hoạt động đấu thầu tư nhân như thế nào?

Đối với hoạt động đấu thầu tư nhân thông thường chủ yếu tập trung vào bước lập và đánh giá hồ sơ mời thầu, không thực hiện tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu/thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Do đó, bên mời thầu chỉ mất chi phí thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu. Các chi phí này dựa trên nhu cầu và thỏa thuận của các bên, không tuân theo định mức nêu trên. Thực tiễn cho thấy, bản chất của đấu thầu với những gói thông thường thì tính chất phức tạp là không lớn, nên các bên mời thầu có thể chủ động tự làm được, đối với những gói thầu lớn, có tính chất phức tạp thì nên lựa chọn đơn vị tư vấn và các chuyên gia am hiểu để thực hiện triển khai, khi đó chi phí tư vấn cũng không nên “tiếc tiền” vì lợi ích mang lại nếu chọn được tư vấn tốt.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Định mức chi phí tư vấn đấu thầu chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Định mức chi phí tư vấn đấu thầu” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về giải thể doanh nghiệp, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về định mức chi phí tư vấn đấu thầu như thế nào?

Trường hợp chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trực tiếp thực hiện thì theo Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP sẽ bao gồm như sau:Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:
a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:
a) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
b) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí trên đối với từng khoản mục.

Trường hợp thuê tư vấn thực hiện các công việc trên thì việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác. Khi đó chủ đầu tư cần lập và phê duyệt dự toán để làm cơ sở triển khai thực hiện.Chi phí trong trường hợp nhà thầu có kiến nghịTrong trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu do người có thẩm quyền giải quyết, chi phí giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu được nhà thầu có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn. Bộ phận thường trực giúp việc thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định, tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp.
Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

Luật sư cho tôi hỏi quy định về chi phí tư vấn đấu thầu trong hoạt động đấu thầu tư nhân như thế nào?

Đối với hoạt động đấu thầu tư nhân thông thường chủ yếu tập trung vào bước lập và đánh giá hồ sơ mời thầu, không thực hiện tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu/thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Do đó, bên mời thầu chỉ mất chi phí thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu. Các chi phí này dựa trên nhu cầu và thỏa thuận của các bên, không tuân theo định mức nêu trên. Thực tiễn cho thấy, bản chất của đấu thầu với những gói thông thường thì tính chất phức tạp là không lớn, nên các bên mời thầu có thể chủ động tự làm được, đối với những gói thầu lớn, có tính chất phức tạp thì nên lựa chọn đơn vị tư vấn và các chuyên gia am hiểu để thực hiện triển khai, khi đó chi phí tư vấn cũng không nên “tiếc tiền” vì lợi ích mang lại nếu chọn được tư vấn tốt.

Các loại chi phí trong hoạt động lựa chọn nhà thầu khi thuê tư vấn đầu thầu là gì?

Các chi phí trong lựa chọn nhà thầu gồm:
– Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời nhà thầu sơ tuyển. 
– Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 
– Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển. 
– Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển. 
– Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. 
– Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm