Bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp là một trong những khoản trợ cấp quan trọng nó sẽ được sử dụng hỗ trợ người lao động khi họ mất việc và không có nguồn thu nhập ổn định. Mặc dù vậy, đối với công chức nếu họ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không khi nghỉ việc khiến nhiều người lao động thắc mắc. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Công chức có đóng bảo hiểm thất nghiệp không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023, người lao động cần đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
(1) Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau:
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
(2) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
(3) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013;
Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013;
(4) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013;
(5) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chết.
Công chức có đóng bảo hiểm thất nghiệp không
Theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 có quy định những người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Mặt khác, theo khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 quy định về Công chức như sau:
“Điều 4. Cán bộ, công chức
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Như vậy, công chức làm việc theo quyết định tuyển dụng của Nhà nước chứ không làm việc theo hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc.
Vì vậy, công chức không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm 2013 như sau:
“Điều 58. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, viên chức là đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- CÁCH NỘP HỒ SƠ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ONLINE NHANH NĂM 2023
- ĐÓNG BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP KHÔNG?
- MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP MỚI NĂM 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Công chức có đóng bảo hiểm thất nghiệp không” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Công chức tuy không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng khi thôi việc công chức sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc và chế độ BHXH theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 8, Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức của Chính phủ. Cụ thể các quyền lợi của công chức khi nghỉ việc như sau:
Mức hưởng trợ cấp thôi việc
Mức hưởng trợ cấp thôi việc của công chức được quy định cụ thể tại Điều 5, Nghị định 46/2010/NĐ-CP như sau:
Mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Mức trợ cấp thôi việc thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.
Mức hưởng trợ cấp thôi việc của Công chức theo quy định.
Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc:
Mức hưởng BHXH một lần
Theo quy định tại điều 43 Luật việc làm 2013 về đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc dù là ngắn hạn, dài hạn hoặc có thể là làm việc theo hợp đồng thời vụ. Vậy ta thấy đặc điểm nổi bật đối với đối tượng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp là phải làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2012 thì công chức làm việc theo quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm của Nhà nước chứ không làm việc theo hợp đồng lao động.
Vậy nên, cán bộ, công chức không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.