Xin chào Luật sư X, Tôi dự định tổ chức lễ cưới vào đợt nghỉ lễ mùng 2 tháng 9 sắp tới. Sau khi nghỉ xong tôi sẽ xin nghỉ phép năm để hưởng tuần trăng mật trong vòng 7 ngày. Tôi có đọc được quy định là nghỉ kết hôn sẽ được nghỉ 3 ngày theo quy định và kì nghỉ lễ mùng 2/9 năm nay sẽ được nghỉ 4 ngày. Vậy tôi muốn hỏi rằng tôi có được nghỉ bù số ngày trùng nhau không? Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Vấn đề của anh sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Nghỉ cưới vào ngày lễ có được nghỉ bù không?” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Các ngày nghỉ lễ tết được hưởng nguyên lương
Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên, người lao động sẽ được hưởng nguyên lương. Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà người lao động phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất bằng 300% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường chưa kể tiền lương của ngày đó; trường hợp họ được bố trí nghỉ bù, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.
Tết Dương lịch (ngày 01 tháng 01 dương lịch): được nghỉ 01 ngày làm việc
Tết âm lịch: được nghỉ 05 ngày làm việc
Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch): được nghỉ 01 ngày làm việc
Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch): được nghỉ 01 ngày làm việc
Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch): được nghỉ 01 ngày làm việc
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch): được nghỉ 01 ngày làm việc
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Kết hôn được nghỉ mấy ngày?
Kết hôn là một trong những ngày quan trọng của cuộc đời mỗi người. Chính vì vậy pháp luật cũng có quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong những ngày này. Để đảm bảo thời gian cho người lao động có thể tổ chức 1 hôn lễ truyền thống thì thời gian nghỉ kết hôn sẽ là 3 ngày. Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 115 Bộ Luật lao động 2019 về nghỉ việc riêng, nghỉ hưởng lương thì người lao động được nghỉ việc riêng và vẫn hưởng nguyên lương nhưng phải thông báo với người sử dụng lao động trong các trường hợp dưới đây:
– Bản thân người lao động kết hôn được nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi của người lao động kết hôn: được nghỉ 01 ngày;
…
Ngoài những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định nêu trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ thêm không hưởng lương hoặc nghỉ phép (nếu còn ngày phép).
Như vậy, có thể thấy khi người lao động kết hôn sẽ hưởng chế độ là 03 ngày nghỉ nguyên lương. Bên cạnh đó, nếu người lao động còn phép năm có thể xin nghỉ thêm (nghỉ phép là nghỉ có lương) hoặc xin thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ không lương (nếu đã hết ngày phép năm).
Nghỉ kết hôn ai trả lương?
Dù pháp luật có những quy định về vấn đề nghỉ kết hôn nhưng không phải ai cũng biết rằng tiền lương những ngày nghỉ két hôn sẽ do ai chi trả. Vì đây là ngày nghỉ theo Luật định nên tiền lương nghỉ kết hôn sẽ do doanh nghiệp chi trả theo hợp đồng lao động. Mức chi trả ở đây là 3 ngày làm việc thông thường. Theo quy định tại Điều 115 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương trong các ngày nghỉ có hưởng lương khác
“2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
Như vậy, khi người lao động nghỉ kết hôn vẫn được hưởng nguyên lương và tiền lương này là do người sử dụng lao động chi trả chứ không phải là do bên bảo hiểm xã hội chi trả.
Nghỉ cưới vào ngày lễ có được nghỉ bù không?
Theo quy định tại Điều 115 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương thì người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương, đồng thời phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp: Kết hôn, được nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày… Bên cạnh đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Đối trường hợp của bạn việc kết hôn lại trùng với ngày nghỉ lễ. Hiện nay, Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn hiện nay chưa có qui định về việc nghỉ việc riêng của người lao động trùng vào ngày nghỉ lễ thì giải quyết như thế nào? Mà chỉ có qui định về việc các ngày nghỉ lễ nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Do đó, có thể thấy nếu ngày cưới của bạn trùng với ngày lễ thì bạn cũng không được nghỉ bù vào ngày sau đó.
Tuy nhiên nếu sau khi kết hôn, bạn muốn được nghỉ thêm để có thời gian nghỉ ngơi sau hoặc đi trăng mật, bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ phép (nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương) hoặc thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương.
Mời bạn xem thêm
- Ngày nghỉ lễ tết lao động có được hưởng nguyên lương không?
- Trình tự xử lý kỷ luật sa thải người lao động mới năm 2023
- Mẫu cam kết không sinh con trong 2 năm lao động mới năm 2023
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Nghỉ cưới vào ngày lễ có được nghỉ bù không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ soạn thảo về làm đơn tranh chấp đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Nghỉ về việc riêng là quy định của pháp luật lao động nhằm giải quyết cho người lao động được nghỉ việc để giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Thời gian nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày lao động.
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương căn cứ theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương trong những trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết, vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
Chú ý: Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Tiền lương làm căn cứ để trả lương trong thời gian nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương căn cứ theo Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.
2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Từ quy định trên, bạn chỉ được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương 3 ngày khi bạn kết hôn. Trường hợp con gái bạn kết hôn thì bạn không được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương mà chỉ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương.