Trong quá trình lao động, làm việc sẽ khó thể nói trước về những sự cố gặp phải và cũng không ai chắc chắn rằng mình sẽ không gặp phải sự cố, rủi ro trong quá trình làm việc. Khi người lao động bị tai nạn trong quá trình làm việc, thì lúc này doanh nghiệp sẽ phải tiến hành những công việc để thực hiện giải quyết quyền lợi cho người lao động. Vậy pháp luật quy định về quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn xảy ra như thế nào? Pháp luật quy định về mức xử phạt đối với hành vi không tổ chức xử lý sự cố khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động ra sao? Hãy cùng LSX tìm hiểu tại nội dung bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP
- Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015
Quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn xảy ra như thế nào?
Việc để xảy ra tai nạn lao động đều nằm ngoài ý muốn của cả người lao động và doanh nghiệp. Khi rơi vào trường hợp này, người sử dụng lao động sẽ cần có những biện pháp để tiến hành xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn, chi tiết về quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn xảy ra hiện nay như sau:
Bước 1: Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động
Theo khoản 1 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động, kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động; tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.
Bước 2: Khai báo tai nạn lao động
Theo Điều 34 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, việc khai báo tai nạn lao động được thực hiện như sau:
– Khi xảy ra tai nạn lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết.
– Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động nạn phải khai báo nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) tới Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn; trường hợp chết người, báo ngay cho cả cơ quan Công an cấp huyện.
Lưu ý: Với các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, thủy, bộ, hàng không và các đơn vị lực lượng vũ trang thì phải báo cho cả Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó.
Bước 3: Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động nặng hoặc chết người
Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, nguyên tắc giữ nguyên hiện trường được quy định như sau:
– Nếu phải cấp cứu, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra mà làm xáo trộn hiện trường: Phải vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể).
– Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng sau khi đã hoàn thành các bước điều tra và được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc công an đồng ý bằng văn bản.
Bước 4: Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cơ sở và tiến hành điều tra
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động chỉ phải thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động.
Trường hợp tai nạn lao động khác do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, ngay khi biết tin xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở.
Thời hạn tiến hành điều tra tai nạn lao động:
– Không quá 04 ngày: Tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động.
– Không quá 07 ngày: Tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động.
Đoàn điều tra tai nạn lao động phải tiến hành điều tra theo quy trình, thủ tục sau:
– Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu.
– Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan.
– Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu cần thiết).
– Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân tai nạn; kết luận về vụ tai nạn; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
– Lập Biên bản điều tra tai nạn lao động.
– Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động.
– Gửi Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tới nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong 03 ngày làm việc.
Người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động.
Bước 5: Thông báo thông tin về tai nạn lao động tới người lao động
Căn cứ khoản 7 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc đơn vị mình.
Bước 6: Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động
Theo khoản 8 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, thời gian lưu trữ hồ sơ thực hiện như sau:
– 15 năm: Vụ tai nạn lao động chết người
– Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu: Vụ tai nạn lao động khác.
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau:
– Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có).
– Sơ đồ hiện trường.
– Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân.
– Biên bản khám nghiệm tử thi/khám nghiệm thương tích.
– Biên bản giám định kỹ thuật, pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
– Biên bản lấy lời khai.
– Biên bản điều tra tai nạn lao động.
– Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
– Giấy chứng thương (nếu có).
– Giấy ra viện (nếu có).
Bước 7: Thanh toán chi phí phục vụ cho điều tra tai nạn lao động
Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, chi phí điều tra tai nạn lao động mà người sử dụng lao động phải trả các chi phí sau: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định; in ấn các tài liệu liên quan; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình điều tra; tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
Bước 8: Chi trả bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động
Theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị tai nạn lao động được trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động, được bồi thường tương ứng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
Bước 9: Hướng dẫn, giới thiệu người lao động giám định sức khỏe
Theo khoản 6 Điều 38 và Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi vết thương tai nạn lao động được điều trị ổn định, người sử dụng lao động giới thiệu để người lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động
Bước 10: Thực hiện biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả tai nạn lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động; rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý người có lỗi.
Bước 11: Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe người lao động
Khi người lao động trở lại làm việc, người sử dụng lao động phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa theo khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Khi không may bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được nghỉ làm để điều trị, phục hồi chức năng lao động. Sau khi đã điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, người lao động còn có thể nghỉ thêm chế độ dưỡng sức, phục hồi thương tật.
Thời gian nghỉ đối với từng giai đoạn điều trị, dưỡng sức, phục hồi thương tật được xác định như sau:
* Nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động:
Hiện không có quy định cụ thể về thời gian nghỉ tối đa. Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động dài hay ngắn còn phụ thuộc vào thương tật do tai nạn lao động mà người lao động mắc phải.
* Nghỉ dưỡng sức, phục hồi thương tật:
Căn cứ Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động và trở lại làm việc mà trong 30 ngày đầu sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi từ 05 – 10 ngày/lần bị tai nạn lao động.
Cụ thể như sau:
– Tối đa 10 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
– Tối đa 07 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%.
– Tối đa 05 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.
Lưu ý: Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động trong 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức độ suy giảm lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
Như vậy, thời gian nghỉ làm do điều trị tai nạn lao động sẽ không giới hạn số ngày nghỉ tối đa nhưng khi đã điều trị ổn định thì người lao động chỉ được nghỉ dưỡng sức thêm từ 05 – 10 ngày.
Mức xử phạt đối với hành vi không tổ chức xử lý sự cố khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động?
Tai nạn lao động là một trong những vấn đề không chỉ người lao động người sử dụng lao động mà còn được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, sức khỏe và tính mạng của người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn xuất hiện nhiều trường hợp có những doanh nghiệp không tổ chức xử lý sự cố khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, pháp luật quy định về mức phạt khi vi phạm quy định này như sau:
Căn cứ khoản 7 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
…
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng;
c) Không tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.
…
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, khi người sử dụng lao động không tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động tại nơi làm việc thì bị xử phạt hành chính từ 20 – 25 triệu đồng (mức phạt cá nhân) và từ 40 – 50 triệu đồng (mức phạt tổ chức) khi vi phạm.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn xảy ra như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy trình báo cáo tai nạn sự cố lao động được diễn ra như thế nào?
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thực hiện nghiêm quy chế quản lý an toàn, các quy trình an toàn Công ty đã ban hành và các văn bản pháp quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước.
Các công trường đều phải được trang bị tủ thuốc y tế, sơ cứu, băng cáng cứu thương.
Huấn luyện sơ cấp cứu.
Huấn luyện ứng cứu tình huống khẩn cấp cho Cán bộ công nhân viên.
Thực gian thực hiện sẽ diễn ra trong suốt quá trình làm việc và khi tai nạn lao động xảy ra.
Ban chỉ huy phòng chống sự cố, thiên tai Công ty và các công trường.
Đội trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường